Bị lệch hàm là tình trạng khuôn mặt không cân đối do sự mất cân bằng giữa hai hàm. Đây là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây ra cảm giác bất an, lo lắng và tự ti về diện mạo. Tuy nhiên, may mắn là có những phương pháp điều trị hiệu quả để khắc phục tình trạng này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lệch hàm, nguyên nhân gây ra nó và những phương pháp điều trị.
1. Bị lệch hàm là gì?
Bị lệch hàm là hiện tượng xảy ra khi khớp cắn của hàm răng không đạt chuẩn. Khớp cắn là sự tương quan giữa hàm răng trên và hàm răng dưới, trong trạng thái nghỉ, chúng tiếp xúc với nhau một cách cân xứng. Tuy nhiên, khi xảy ra lệch hàm, các khớp cắn không còn đúng vị trí, gây ra những vấn đề về hình dạng khuôn mặt và cân xứng.
Lệch lạc về tương quan khớp cắn 2 hàm xảy ra các trường hợp khớp cắn chéo, khớp cắn vẩu hàm trên, vẩu hàm dưới, khớp cắn hở, khớp cắn ngược.
Người bị lệch hàm thường có xương hàm bị lệch sang trái hoặc phải, hoặc phát triển không đồng đều về phía trước hoặc phía sau, làm cho khuôn mặt mất cân xứng. Hiện nay, tình trạng lệch hàm khá phổ biến và có thể chia thành hai trường hợp chính:
- Bị lệch hàm trên – lệch hàm dưới: Hàm trên lệch hàm dưới là tình trạng khi hàm trên phát triển chìa ra (răng hô, răng vẩu) hoặc thụt vào trong (răng móm) so với hàm dưới. Sự chênh lệch này có thể gây ra sự không cân xứng trong hình dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến khả năng nhai, phát âm và tạo nụ cười đẹp.
- Bị lệch hàm trái – phải: Đây là tình trạng khi đường viền xương hàm hai bên không đồng đều, dáng mặt một bên hóp và một bên lồi ra hoặc bị méo mó. Khẩu hình của người bị lệch hàm trái – phải cũng bị ảnh hưởng, gây ra sự mất cân xứng và không thẩm mỹ.
2. Nguyên nhân dẫn đến bị lệch hàm
Tình trạng bị lệch hàm có thể được tạo nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Hàm bị lệch bẩm sinh
Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng lệch xương hàm từ khi sinh ra. Nguyên nhân có thể là do di truyền gen từ các thế hệ trước trong gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, môi, má, cơ, xương và các thành phần khác của hàm.
Lệch hàm do chấn thương
Chấn thương là một trong những nguyên nhân khách quan khác gây lệch hàm. Các tác động bất ngờ không mong muốn như va chạm trong khi chơi thể thao, hoạt động vận động hoặc tai nạn có thể gây nên sự mất cân đối ban đầu của xương quai hàm.
Sự cố phẫu thuật thẩm mỹ
Với sự phát triển của phẫu thuật thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp và thay đổi diện mạo đã tăng lên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các phẫu thuật như độn cằm, gọt cằm và các quy trình khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Nếu xảy ra lỗi kỹ thuật hoặc sai sót, có thể dẫn đến lệch hàm.
Răng mọc không đều
Răng mọc lệch và mọc sai vị trí mọc lệch và sai vị trí cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây lệch khớp hàm. Nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời, răng mọc lệch có thể gây ra sự phát triển không đồng đều của xương quai hàm và gây lệch hàm.
Tác động từ những thói quen xấu
Ngoài những nguyên nhân khách quan, tác động từ những thói quen xấu hàng ngày của các bạn cũng có thể gây lệch xương hàm.
Những thói quen xấu đó bao gồm: mút tay, chống cằm trong thời gian dài và thói quen nhai chỉ bằng một bên hàm. Các thói quen này có thể ảnh hưởng đến phát triển cân xứng của hàm và góp phần vào lệch hàm.
3. Bị lệch hàm phải làm sao? Phương pháp điều trị bị lệch hàm tối ưu nhất hiện nay
Bị lệch hàm phải làm sao? Chữa lệch hàm bằng cách nào? Có hai phương pháp chính để điều trị lệch hàm: phẫu thuật và niềng răng (chỉnh nha). Song lựa chọn phương pháp nào sẽ được dựa trên tình trạng và nhu cầu của mỗi người.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng khi lệch hàm nghiêm trọng hoặc khi đã quá tuổi để điều chỉnh xương hàm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ chỉnh nha sẽ tiến hành cắt hoặc ghép xương để di chuyển xương hàm về vị trí đúng, từ đó cải thiện tình trạng lệch hàm.
Tuy phẫu thuật mang lại hiệu quả, nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro như mất máu, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh hoặc đau khớp hàm. Vì vậy, quyết định phẫu thuật cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt và bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm.
Niềng răng
Lệch hàm có niềng răng được không? Câu trả lời là “Có” Hiện nay phương pháp niềng răng thường được sử dụng trong trường hợp lệch hàm nhai, răng khấp khểnh, mọc lộn xộn hoặc sai khớp cắn.
Niềng răng sử dụng các công cụ của nha khoa chuyên dụng để dịch chuyển răng và xương hàm về vị trí đúng, từ đó tạo ra một gương mặt cân đối và thẩm mỹ, tỷ lệ giữa môi, mũi và cằm hài hòa.
Với niềng răng các bạn có 2 sự lựa chọn đó chính bao gồm: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.
Niềng răng mắc cài mang lại hiệu quả và có chi phí thấp, nhưng có nhược điểm là không thẩm mỹ, gây bất tiện khi ăn uống và khó vệ sinh răng miệng. Ngược lại, niềng răng không mắc cài đảm bảo tính thẩm mỹ tốt hơn song lại có chi phí cao hơn.
Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã tìm được nguyên nhân dẫn đến bị lệch hàm và phương pháp điều trị lệch khớp hàm dưới – trên. Nếu bạn đang gặp tình trạng bị lệch hàm do bất kỳ nguyên nhân nào, đề xuất bạn thăm khám tại Nha khoa Novodont. Ứng dụng hệ thống máy móc, công nghệ kỹ thuật số hiện đại nhất, đội ngũ bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám tổng quan tình trạng răng miệng, phát hiện chính xác vấn đề bạn đang gặp phải. Tư vấn và xây dựng lộ trình điều trị cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu.
Để nhận tư vấn chi tiết, lộ trình và phác đồ điều trị lệch hàm dưới, lệch hàm nhai, lệch hàm trên tại Nha khoa Novodont, bạn vui lòng liên hệ hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé.