8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Cẩm nang điều trị tủy A-Z: Hiểu rõ về quy trình lấy tủy răng

5/5

Sâu răng, răng bị nứt hay bị sứt mẻ là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phải điều trị tủy răng. Tại sao phải điều trị tủy? Nếu không điều trị tủy răng có được không? Quá trình điều trị tủy răng thế nào? Cần đặc biệt lưu ý những vấn đề gì trước và sau khi chữa tủy răng. Nội dung dưới đây cung cấp cẩm nang điều trị tủy, lấy tủy răng toàn diện giúp bạn có kiến thức tổng quan về phương pháp nha khoa này. 

Xin thông tin thêm: Theo Hiệp hội Nội nha Mỹ mỗi năm có khoảng hơn 15 triệu răng được điều trị lấy tủy răng thành công. Vì vậy, bạn đừng quá lo lắng về việc lấy tủy răng, tham khảo thêm nội dung bên dưới để an tâm về phương pháp điều trị này.

Tìm hiểu về điều trị lấy tủy răng là cần thiết trước khi lấy tủy
Tìm hiểu về điều trị lấy tủy răng là cần thiết trước khi lấy tủy

Kiến thức cơ bản về cấu tạo răng

Các phần của răng

Mỗi răng gồm có phần thân & chân răng. Giữa thân & chân là đường cổ răng (cổ răng giải phẫu) là 1 đường cong, còn gọi là đường nối men cement.

Mô cấu tạo của răng gồm

  • Men răng vị trí ở lớp ngoài cùng có vai trò bao bọc mặt ngoài thân răng
  • Ngà răng nằm ngay sát dưới lớp men răng và men chân răng, cũng là lớp mô cứngnhưng mềm hơn men răng
  • Tủy răng ở trong cùng, ở trong một hốc rỗng có vai trò quan trọng chứa thần kinh và mạch máu.

Điều trị lấy tủy răng là gì?

Điều trị viêm tủy răng là một loại điều trị nội nha (xử lý phần bên trong của răng). Để hiểu điều trị nội nha, bạn cần biết đôi điều về giải phẫu của răng, đặc biệt là tủy. Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, tạo ra các mô cứng xung quanh răng hỗ trợ quá trình phát triển.

Cụ thể tủy răng gồm buồng tủy và ống tủy chân răng. Trong đó, buồng tủy đóng vai trò là trung tâm điểm của răng, chứa mạch máu và dây thần kinh để nuôi răng. Mạch máu dẫn từ trong xương và đi vào răng từ dưới gốc răng, qua lổ chóp chân răng (apex). Khi lỗ sâu đi vào tới buồng tủy sẽ gây nhiễm trùng tủy và làm viêm tủy. Lúc đó răng sẽ đau nhức dữ dội và nếu không được chữa tủy kịp thời, nhiễm trùng sẽ lan xuống gốc răng gây áp xe răng, viêm mô tế bào và viêm khớp răng.

Điều trị viêm tủy răng là phương pháp điều trị giúp giảm đau do răng bị nhiễm trùng hoặc áp xe . 

Hình ảnh cấu tạo răng, vị trí của tủy răng
Hình ảnh cấu tạo răng, vị trí của tủy răng

Khi nào cần điều trị tủy răng?

Điều trị nội nha (lấy tủy răng) là cần thiết khi tủy răng, mô mềm bên trong ống tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng (Răng sâu nếu không được can thiệp và điều trị sớm, có thể dẫn đến tình trạng biến chứng qua tủy làm tủy răng chết, sau đó gât nhiễm trùng lan qua dây chằng nha chu, kết quả làm viêm khớp răng, dẫn đến răng lung lay và gây đau nhức khi ăn nhai), răng bị nứt, sứt mẻ hay thậm chí do lặp đi lặp lại nhiều lần các phương pháp điều trị trên răng.

Lưu ý, có trường hợp chấn thương ở răng có thể gây tổn thương tủy ngay cả khi răng không có vết nứt hoặc sứt mẻ. Nếu nhiễm trùng, viêm tủy không được điều trị sớm sẽ gây cảm giác đau hoặc dẫn đến áp xe.

Trong quá trình lấy tủy răng, tủy bị viêm sẽ được loại bỏ. Sau đó, các bề mặt bên trong răng sẽ được làm sạch và khử trùng, và trám lại răng để bịt kín khoảng trống.

Cẩm nang cấy ghép Implant: Giải đáp những câu hỏi thường gặp

Những triệu chứng cho thấy bạn cần điều trị lấy tủy răng

Trong một số trường hợp, bạn có thể không biết mình bị nhiễm trùng răng. Nhưng nếu bạn gặp những triệu chứng nhất định dưới đây, đội ngũ Novodont khuyên bạn nên thăm khám sức khỏe răng miệng, vì có thể bạn sẽ cần phải điều trị lấy tủy răng.

  • Đau nhức răng kéo dài, không thuyên giảm: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau răng. Một trong những nguyên nhân phổ biến là sâu răng. Cảm Đau răng do sâu răng có thể lan đến răng, cơ hàm khác. Trường hợp bạn bị sâu răng, ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể thực hiện trám răng. Trường hợp sâu răng nặng, dẫn đến viêm tủy, có thể bạn sẽ cần điều trị tủy răng. 
  • Răng nhạy cảm với đồ ăn nóng và lạnh: Trong một số trường hợp, cảm thấy răng ê buốt khi ăn uống đồ nóng hoặc lạnh như kem, đặc biệt cơn ê buốt, đau kéo dài vài giây, bạn sẽ cần điều trị tủy răng. 
  • Nướu bị sưng: Khi răng bị nhiễm trùng, mủ có thể tích tụ ở khu vực nướu. Điều này dẫn đến nướu sưng đỏ, sưng tấy hoặc mềm.
  • Nổi mụn trên nướu: Đây có thể là dấu hiệu răng bị viêm, dẫn đến nổi mụn và có mủ. Trường hợp này, bạn nên cân nhắc thăm khám và điều trị sớm. 
  • Hàm bị sưng: Khi răng bị viêm, sưng, đôi khi dẫn đến hàm bị sưng. 
  • Răng bị đổi màu: Khi tủy răng bị nhiễm trùng, có thể khiến răng của bạn sẫm màu hơn. Điều này xảy ra do lượng máu cung cấp cho răng kém.
  • Đau khi nhai: Nếu bạn có cảm giác đau khi ăn hoặc chạm vào răng. Nguyên nhân có thể do các dây thần kinh xung quanh tủy bị tổn thương.
  • Răng bị sứt mẻ hoặc nứt: Nếu bạn bị nứt răng do tai nạn, khi chơi thể thao hoặc thậm chí do cắn phải vật cứng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng gây viêm. Vì vậy, không ít trường hợp cần điều trị tủy răng do răng bị nứt
  • Răng lung lay: Răng bị nhiễm trùng có thể làm mềm xương nâng đỡ răng là nguyên nhân dẫn đến răng bị lung lay. 
Sâu răng dẫn đến đau nhức là nguyên nhân phổ biến dẫn đến phải điều trị lấy tủy răng
Sâu răng dẫn đến đau nhức là nguyên nhân phổ biến dẫn đến phải điều trị lấy tủy răng

Tìm hiểu về 6 bước cơ bản trong quy trình lấy tủy răng

Hiểu chi tiết về quy trình lấy tủy răng giúp bạn có sự chuẩn bị tâm lý khi điều trị. Dưới đây là các bước cơ bản bác sĩ nha khoa tại Novodont sẽ thực hiện. Để nhận thăm khám tình trạng sức khỏe răng hiện tại cũng như tư vấn có cần điều trị tủy răng không, bạn chọn “Đăng ký tư vấn” trên trang nhé, nha khoa Novodont sẽ liên hệ lại bạn. 

Trước khi bắt đầu điều trị tủy, bác sĩ nha khoa sẽ chụp X-quang răng. Từ dữ liệu X-quang, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng sức khỏe răng, mức độ tổn thương răng đang gặp phải, đánh giá phương pháp điều trị tủy răng có thực sự phù hợp. 

Sau khi có kết luận từ X-quang, quy trình điều trị lấy tủy răng như sau: 

  1. Gây tê

Trước tiên, bạn sẽ được gây tê cục bộ để giảm cảm giác đau trong suốt quá trình lấy tủy răng. Thuốc gây tê sẽ hết sau khi đã kết thúc các bước lấy tủy. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc an thần nếu bạn có chứng lo âu về răng miệng. 

  1. Đặt đế cao su

Trước khi bắt đầu lấy tủy răng, một đế cao su nhỏ sẽ được bác sĩ đặt ngăn khoang miệng và vùng điều trị, nhằm tránh thuốc điều trị tủy rơi xuống miệng. Đế cao su cũng giúp “cách ly” giữ răng chữa tủy được khô trong suốt thời gian điều trị tủy. 

  1. Mở ống tủy

Bác sĩ nha khoa sử dụng kỹ thuật để mở ống tủy và loại bỏ tủy bị viêm nhiễm. Sau khi lấy tủy ra, buồng tủy và ống tủy sẽ được làm sạch, khử trùng và tạo hình.

  1. Tạo hình ổng tủy

Bước tiếp theo trong quy trình lấy tủy răng, bác sĩ sẽ tạo hình ống tủy bằng vật liệu nha khoa dẻo.

  1. Trám bít ống tủy

Để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện trám răng ở vị trí hố lấy tủy. 

  1. Hoàn thiện quá trình lấy tủy răng

Sau khi trám hoàn thiện quá trình lấy tủy răng, bác sĩ sẽ lên lịch tái khám kiểm tra tình trạng phục hồi, ổn định của răng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sau khi lấy tủy răng người bệnh cần thực hiện bọc răng sứ để bảo vệ răng mới lấy tủy, phục hồi khớp cắn. 

Bác sĩ sẽ thực hiện lấy dấu răng chuyển cho phòng labo để làm mão răng (Mão răng dùng bao phủ toàn bộ hoặc chụp lên chiếc răng bị hư hại). Khi đã hoàn thiện mão răng, miếng trám răng được tháo ra, mão răng được lắp thay thế. 

Trên đây là các bước điều trị tủy răng cơ bản. Để có lộ trình chi tiết về lấy tủy răng, gợi ý bạn đặt lịch tư vấn với đội ngũ bác sĩ công nghệ tại Nha khoa Công nghệ Novodont nhé.

Chi phí điều trị tủy răng?

Điều trị tủy răng hết bao nhiêu tiền? Thực tế sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng cũng như nhu cầu của người bệnh, sau điều trị tủy có làm mão răng hay không?

Gợi ý bạn tham khảo:

Trước khi điều trị tủy, cần chuẩn bị gì?

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để chuẩn bị cho việc điều trị tủy răng:

  • Sử dụng đúng và đủ thuốc theo đơn được kê: Trước khi điều trị tủy, bác sĩ có thể thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm cho bạn để hạn chế tối đa nhiễm trùng, đặc biệt răng bạn đã viêm nặng. 
  • Không hút thuốc: Thuốc lá cần loại bỏ hoàn toàn trước khi lấy tủy. Thuốc lá hạn chế khả năng tự chữa lành của cơ thể bạn. Tránh hút thuốc vài ngày trước khi điều trị tủy – và ngừng hút thuốc hoàn toàn nếu có thể.
  • Đảm bảo ăn uống đầy đủ chất, lành mạnh: Trước khi điều trị tủy hay điều trị bất kỳ bệnh răng miệng nào, bạn cũng nên ăn đầy đủ chất nhất có thể. Bởi sau khi lấy tủy răng, thuốc tê có thể khiến miệng bị tê trong vài giờ, cảm giác đau sẽ ảnh hưởng đến ăn uống. 

Một số câu hỏi thường gặp về điều trị lấy tủy răng

Để hiểu thêm về lấy tủy răng, dưới đây là thông tin giải đáp nhanh những câu hỏi phổ biến và thực tế về điều trị tủy.

1. Điều trị tủy răng mất bao lâu? 

Điều trị lấy tủy răng mấy lần? Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng của răng, có thể bạn cần có 2 buổi điều trị tủy. Lần 1, bác sĩ sẽ mở ống tủy, lấy và làm sạch tủy. Lần điều trị thứ 2, bác sĩ sẽ kiểm tra và trám. Nếu bạn cần bọc răng sứ, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. 

Trung bình, một ca điều trị tủy mất khoảng 30 đến 60 phút để hoàn thành. Nếu răng cần điều trị lớn, nhiều chân răng, quá trình có thể kéo dài đến 90 phút. 

2. Nên lấy tủy răng hay nhổ răng?

Tại Nha khoa Công nghệ Novodont, chúng tôi ứng dụng công nghệ trong thăm khám và điều trị với mục tiêu can thiệp tối thiểu – hiệu quả tối đa.

Chúng tôi đề xuất bạn lựa chọn phương pháp điều trị có thể giữ lại răng tự nhiên. 

Trừ vị trí răng số 8, nhổ răng khác bạn cần làm răng giả thay thế để duy trì chức năng nhai cũng như tránh trường hợp răng khác bị xô lệch. Ngoài các trường hợp bắt buộc, nhổ răng và làm răng giả thay thế đôi khi ảnh hưởng đến răng lân cận cũng như nướu do cần điều trị bằng nhiều thủ thuật nha khoa. 

Việc lấy tủy răng không làm chết răng, sau khi hoàn tất lấy tủy, răng sẽ có thể hoạt động bình thường. Điều trị tủy có thể loại bỏ dây thần kinh bên trong răng, tuy vậy, những dây thần kinh này có rất ít chức năng đối với một chiếc răng đã hình thành hoàn chỉnh.

3. Điều trị tủy có đau không?

Lấy tủy răng xong có đau không? Nhiều người lo sợ sau khi điều trị tủy sẽ bị đau răng. Tuy nhiên, do nguồn lây nhiễm được loại bỏ trong quá trình thực hiện nên hầu hết mọi người đều thấy giảm đau ngay lập tức sau khi điều trị. Nếu bạn cảm thấy đau nhói sau khi điều trị tủy, răng đã điều trị tủy bị đau, bạn nên liên hệ ngay đến nha khoa và bác sĩ để được kiểm tra. 

4. Sau khi điều trị tủy cần làm gì?

Mặc dù bạn sẽ không cảm thấy quá đau sau khi điều trị tủy, tuy nhiên bạn có thể cảm thấy răng nhạy cảm trong vài ngày đầu. Triệu chứng này hoàn toàn bình thường và có thể dùng thuốc giảm đau theo đơn để giảm cảm giác đau, nhạy cảm. 

5. Độ bền của điều trị tủy răng là bao lâu?

Răng lấy tủy bọc sứ được bao lâu? Khoảng 9 trong số 10 chiếc răng được điều trị tận gốc sẽ hoạt động ổn định từ 8 đến 10 năm. Việc gắn mão răng vào răng sau khi điều trị tủy là điều quan trọng để cải thiện tỷ lệ sống sót của răng. Nếu bạn giữ răng sạch sẽ, hạn chế viêm, răng đã điều trị sẽ bền. 

Độ bền của răng sau khi điều trị phụ thuộc vào:

  • Răng tự nhiên còn lại
  • Vệ sinh răng
  • Lực cắn lên răng
  • Nếu răng bị viêm sau khi điều trị, có thể bạn cần thực hiện điều trị lại tủy. 

6. Sau khi điều trị tủy ăn gì?

Kiêng gì sau khi lấy tủy răng? Sau khi điều trị lấy tủy, bạn nên ăn thực phẩm mềm, hạn chế đồ nóng/lạnh trong vài ngày đầu. Tránh tuyệt đối tạo lực cắn, nhai với răng mới được điều trị. 

Ưu điểm của lấy tủy răng là gì?

Điều trị tủy răng có ảnh hưởng gì không? Thực tế điều trị tủy răng là cần thiết khi bị viêm nhiễm và hoàn toàn không có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Có một số lợi ích khi lựa chọn liệu pháp điều trị tủy. Phương pháp điều trị này có thể:

  • Ngăn ngừa lây lan viêm từ răng này sang răng khác
  • Giảm nguy cơ tổn thương xương hàm do viêm
  • Hạn chế tối đa phải điều trị nhổ răng
  • Điều trị tủy có an toàn không? 
  • Điều trị tủy được đánh giá là an toàn và hiệu quả. Theo số liệu tổng hợp, tỷ lệ thành công của lấy tủy là 98%. 

Một số rủi ro có thể gặp phải khi điều trị lấy tủy răng

  • Cảm giác đau sau khi điều trị
  • Nướu bị sưng
  • Có mủ viêm
  • Răng bị đổi màu
  • Nổi mụn hoặc nhọt trên nướu.
  • Vấn đề về xoang

Trường hợp bạn điều trị tủy không thành công, bác sĩ nha khoa cần thăm khám lại, đưa ra các phương án điều trị bổ sung/thay thế. 

Lời khuyên chăm sóc sau điều trị tủy là gì?

Sau khi điều trị tủy, điều quan trọng là phải giữ vệ sinh sạch sẽ vùng răng mới điều trị. Thực hiện vệ sinh đánh răng, chỉ nha khoa bình thường, đồng thời sử dụng thêm nước súc miệng kháng khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn. 

Trên đây là cẩm nang điều trị lấy tủy răng, đội ngũ Nha khoa Novodont tin rằng với những nội dung chính xác trên sẽ hữu ích với bạn khi tìm hiểu về lấy tủy răng.

Hình ảnh điều trị thực tế tại Nha khoa công nghệ Novodont

 Để nhận thăm khám sức khỏe răng miệng, tư vấn có nên lấy tủy răng hay không? đề xuất bạn liên hệ Nha khoa công nghệ Novodont qua hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Novodont sẽ tư vấn, phân tích chi tiết vấn đề và phương pháp điều trị cho bạn.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.