Bọc răng sứ có đau không, có gây chảy máu không là những thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm. Để được giải đáp chi tiết về những vấn đề này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. GIẢI ĐÁP: Bọc răng sứ có đau không?
1.1. Khái quát về phương pháp bọc răng sứ
Trước tiên, để giải đáp cho thắc mắc “Bọc răng sứ có đau không?”, bạn cần hiểu về khái niệm bọc răng sứ.
Bọc răng sứ là kỹ thuật được các bác sĩ chỉ định đối với những trường hợp răng gặp khiếm khuyết như: Vỡ mẻ răng, hở kẽ răng, răng mọc lệch lạc, răng thưa, răng nhiễm màu nặng do kháng sinh… Bên cạnh đó, phương pháp này còn mang lại nhiều lợi ích nổi bật như là:
– Độ bền và độ chịu lực tốt, đảm bảo hỗ trợ chức năng ăn nhai.
– Bảo vệ tối đa răng thật trong những trường hợp răng như: Răng sâu, răng vỡ mẻ, răng đã từng chữa tủy…
– Có rất nhiều loại răng sứ với những tone màu tự nhiên, mức giá đa dạng phù hợp với nhiều sự lựa chọn.
– Tính thẩm mỹ cao, giúp khách hàng có nụ cười tự tin, rạng rỡ.
1.2. Bọc răng sứ có đau không?
Bọc răng sứ là kỹ thuật có tác động lên răng thật, do đó khiến nhiều người e ngại bọc răng sứ có đau không.Theo chuyên gia nha khoa Novodont, quy trình bọc răng sứ sẽ bao gồm các bước như: Thăm khám, lấy dấu răng, lắp răng sứ. Trước khi lắp răng sứ, bạn sẽ được gây tê và tiến hành mài răng theo tỷ lệ nhất định đã được tính toán nhất định.
Do đó, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề bọc răng sứ có đau không. Bởi trước khi tiến hành mài một phần men răng, bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc tê, nhờ vậy giúp bạn không cảm thấy đau nhức hay bị khó chịu quá mức.
Ngoài ra, vấn đề bọc răng sứ có đau không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ hay thiết bị nha khoa. Trường hợp bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi sẽ tiến hành bọc răng sứ đúng kỹ thuật, đồng thời có sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì quy trình bọc răng sứ sẽ diễn ra thuận lợi, đặt được kết quả như kỳ vọng.
=> Tìm hiểu về quy trình bọc răng sứ thẩm mỹ tại đây!
2. Một số nguyên nhân có thể gây đau khi bọc răng sứ
Như vậy, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc “Bọc răng sứ có đau không?”. Trên thực tế, có không ít trường hợp đã được tiêm thuốc tê nhưng vẫn bị đau nhức và khó chịu khi bọc răng sứ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ một số vấn đề sau:
2.1. Bọc răng sứ bị đau do một số bệnh lý về răng miệng
Một trong những lưu ý trước tiên khi bọc răng sứ là bạn cần phải điều trị triệt để những bệnh lý về răng miệng như: Sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy… Nếu những vấn đề này không được xử lý tốt thì tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ là điều hoàn toàn bình thường.
2.2. Bọc răng sứ bị đau do kỹ thuật của nha sĩ
Như đã đề cập ở trên, khi tiến hành bọc răng sứ, bác sĩ cần mài răng theo tỷ lệ nhất định. Điều này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, đảm bảo mài răng theo tỷ lệ chuẩn xác, hạn chế tối đa xâm lấn. Nếu như không đáp ứng được, người bệnh có thể có cảm giác đau nhức hoặc bị ê buốt trong quá trình thực hiện kỹ thuật.
Ngoài ra, nếu như kỹ thuật không đảm bảo thì cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phục hình. Mão răng sứ sau quá trình phục hình không được vừa vặn, bị chênh lệch khiến cho việc ăn nhai ảnh hưởng gây đau nhức.
Thậm chí, khi thức ăn lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ bị dắt trong khoang miệng sẽ dẫn đến các vấn đề như hôi miệng và các bệnh lý khác. Đây cũng là vấn đề khiến nhiều khách hàng bọc răng sứ lo ngại.
Bởi vậy, tốt hơn hết, để hạn chế những tình trạng nói trên, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng.
2.3. Bọc răng sứ bị đau do trang thiết bị y tế kém chất lượng
Để hỗ trợ quá trình bọc răng sứ đạt kết quả tốt nhất, bên cạnh chuyên môn của bác sĩ, còn cần đến máy móc và các thiết bị nha khoa chuyên dụng.
Nếu như không có đủ số lượng máy móc cần thiết, hoặc máy móc sử dụng không đảm bảo, quá trình thực hiện cũng sẽ ảnh hưởng.
Bởi khi mài răng, lực của máy tác động không đồng đều sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Không những thế, bề mặt của răng sẽ không đủ nhẵn, từ đó làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả hiệu quả phục hình đối với răng sứ.
3. GIẢI ĐÁP: Bọc răng sứ có gây chảy máu hay không?
Bên cạnh vấn đề “Bọc răng sứ có đau không”, “bọc răng sứ có gây chảy máu không” cũng là thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm.
Theo chuyên gia Nha khoa Novodont, nhìn chung, thủ thuật bọc răng sứ sẽ không quá gây ảnh hưởng đến răng, đồng thời không gây chảy máu răng vì chỉ tác động ở phần cứng mà không trực tiếp va chạm mô hay phần nướu răng.
Trường hợp bạn bị chảy máu răng sau khi phục hình răng sứ, nguyên nhân có thể đến từ kỹ thuật của nha sĩ hay máy móc thực hiện không đảm bảo. Do đó, việc mài răng cần được thực hiện theo tỷ lệ nhất định, nếu như mài sai sẽ khiến cho nướu bị tổn thương và dễ gây chảy máu.
Ngoài ra, các yếu tố về cơ địa hay bệnh lý về răng miệng cũng sẽ gây ảnh hưởng dù ít hay nhiều đến việc răng bị chảy máu. Ngoài ra, người có cơ địa nhạy cảm hoặc đang bị bệnh lý về viêm nhiễm sẽ cảm thấy đau nhức, xuất hiện tình trạng chảy máu khi mài răng.
4. Một số biện pháp giảm đau sau khi bọc răng sứ
Nhìn chung, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề bọc răng sứ có đau không. Với những trường hợp thấy đau khi bọc răng sứ, có thể do cơ địa nhạy cảm, bạn có thể thực hiện một số biện pháp như sau:
4.1. Bổ sung nhiều nước
Bổ sung nhiều nước không chỉ là phương pháp giúp khoang miệng được làm sạch tự nhiên, nhẹ nhàng mà còn xoa dịu những cơn đau rất hiệu quả. Do đó, việc uống đủ nước, đặc biệt là sau khi ăn xong có thể làm giảm bớt cảm giác đau đớn và khó chịu.
4.2. Sử dụng nước muối loãng để súc miệng
Muối khoáng có tác dụng kháng khuẩn vô cùng tốt, đặc biệt là với răng miệng. Duy trì thói quen súc miệng với nước muối sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, từ đó giữ một hàm răng chắc khỏe.
4.3. Chườm đá lạnh
Đây là một trong những cách làm giảm đau và giảm sưng tốt. Bạn có thể chườm đá lạnh ở trên má, nơi gần vùng răng bị đau, làm dịu và hạn chế cảm giác khó chịu nhanh nhất. Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng mới mài, bạn không nên chườm đá lạnh trực tiếp để tránh việc gây ê buốt.
4.4. Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu như bạn có cơ địa nhạy cảm, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như các loại acetaminophen hoặc thuốc ibuprofen. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, trước khi sử dụng thuốc phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng.
4.5. Cần sử dụng hàm bảo vệ
Loại hàm này sẽ được sử dụng để bảo vệ lớp răng sứ mới bọc trước các yếu tố như thức ăn hoặc lực cắn. Bên cạnh đó, hàm bảo vệ cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng các răng mới được bọc sứ, tránh va chạm khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Bọc răng sứ có đau không?”. Nhìn chung, phương pháp bọc răng sứ cần được thực hiện bởi những nha sĩ có kinh nghiệm, đảm bảo quá trình phục hình răng đạt được kết quả tốt nhất.
Nha khoa công nghệ Novodont sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:
– Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm.
– Cơ sở vật chất hiện đại, hỗ trợ tốt nhất cho quá trình thăm khám, điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
– Chính sách bảo hành hấp dẫn, giúp khách hàng an tâm hơn khi đến trải nghiệm.
Để được thăm khám, chụp X-quang giúp đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, hãy liên hệ ngay với Novodont qua hotline: 0936.066.655.