8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn

5/5

Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn là gì, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé!

1. Giới thiệu khái quát về nhổ răng khôn

Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn, hãy cùng tìm hiểu về quy trình nhổ răng khôn cũng như các trường hợp bắt buộc phải nhổ răng.

1.1. Nhổ răng khôn là gì?

Nhổ răng khôn là tiểu phẫu lấy bỏ một hoặc nhiều răng 8 mọc ở cùng hàm răng. Một số người có thể mọc 4 chiếc răng khôn, tuy nhiên cũng có những người khác có thể chỉ mọc từ 1 đến 3 cái, hoặc thậm chí là không mọc răng khôn. Sở dĩ gọi là răng “khôn” bởi răng thường mọc trong độ tuổi trưởng thành, khi các răng khác đã mọc đầy đủ, do đó thường thiếu chỗ mọc. Chính vì vậy, hầu hết các trường hợp răng khôn đều mọc ngang, mọc lệch hoặc mọc ngầm và bắt buộc phải chỉ định nhổ bỏ.

=> Tham khảo quy trình nhổ răng khôn tại  đây

1.2. Những trường hợp nào bắt buộc phải nhổ răng khôn

Răng khôn thường không cần nhổ nếu như mọc hoàn toàn đúng vị trí. Thức ăn và vi khuẩn có thể tích tụ ở quanh răng khôn, từ đó hình thành mảng bám và có thể dẫn đến những nguy cơ như:

– Nguy cơ bị sâu răng

– Nguy cơ mắc bệnh nướu răng (hay còn gọi viêm nướu/viêm nha chu)

– Nguy cơ viêm quanh thân răng: Rối loạn nha khoa, thường xảy ra khi mảng bám gây nhiễm trùng mô mềm ở xung quanh răng.

– Nguy cơ bị viêm mô tế bào: Tình trạng nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn tích tụ ở trong má, lưỡi hoặc ở cổ họng.

– Nguy cơ bị áp xe: Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn tụ mủ ở răng khôn hoặc do mô mềm.

– Nguy cơ bị u nang: Trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc chưa trồi lên bề mặt nướu sẽ dễ phát triển thành u nang.

Nhìn chung, những tình trạng nhé có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc nước muối sát trùng. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng hoặc đã áp dụng các phương pháp điều trị khác mà không hiệu quả, bác sĩ bắt buộc chỉ định nhổ răng khôn.

Trường hợp răng khôn bị sâu bắt buộc phải nhổ răng khôn
Trường hợp răng khôn bị sâu bắt buộc phải nhổ răng khôn

2. Các dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn

2.1. Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn: Đau nhức không giảm

Đau nhức là dấu hiệu thường gặp sau khi nhổ răng, tình trạng này có thể sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày hoặc hoàn toàn hết sau vài tuần. Tuy nhiên, trường hợp cảm giác đau nhức kéo dài và không giảm dần theo thời gian, có thể lúc này vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.

2.2. Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn: Sưng má, sưng mặt

Sau khi nhổ răng, đặc biệt là với nhổ răng khôn, việc sưng mặt hay sưng má là điều không thể tránh khỏi. Tình trạng này sẽ chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc giảm dần ngay sau đó. Nếu như tình trạng sưng má, sưng mặt không giảm hoặc gặp triệu chứng nặng hơn như bị đau, sốt thì đây có thể là những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

2.3. Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn: Khó thở, khó nuốt thức ăn

Một trong những dấu hiệu nhận biết sau khi răng bị nhiễm trùng đó là cảm thấy khó thở hoặc khó nuốt thức ăn. Nguyên nhân có thể là do vị trí nhổ răng bị viêm nhiễm.

Từ đó, có thể gây sưng tấy vùng nướu ở xung quanh hoặc làm cho hệ thống hô hấp bị áp lực và khả năng ăn nhai cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Khó thở, khó nuốt thức ăn là dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn.
Khó thở, khó nuốt thức ăn là dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn.

2.4. Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn: Chảy máu quá nhiều ở vị trí nhổ răng

Răng khôn sau khi nhổ có thể bị chảy máu lâu, nguyên nhân thường là do nướu và mạch máu bị tổn thương. Sau khoảng từ 40 phút đến 1 giờ, máu sẽ tự đông và ngừng chảy. Nếu như tình trạng này vẫn kéo dài sau khoảng 1 đến 2 ngày thì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

2.4. Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn: Nướu sưng phồng và tấy đỏ

Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể cảm thấy hơi đau nhức và bị khó chịu ở vị trí nhổ răng. Cảm giác đau nhức này sẽ thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần, tùy thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Nếu như tình trạng đau nhức vẫn kéo dài không hết, phần nướu sẽ bị sưng tấy, phù nề thì đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm.

2.5. Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn: Hôi miệng và có vị trong miệng

Tình trạng hôi miệng sau khi nhổ răng khôn xảy ra khi người bệnh không biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng, thường gặp cùng những triệu chứng như: Đau nhức, sưng tấy, đau có mủ…

2.6. Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn: Cảm giác bị tê buốt

Cảm giác bị tê buốt sau khi nhổ răng là điều rất bình thường. Nếu như bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh răng, cảm giác này sẽ mất dần sau khoảng từ 1 đến 3 ngày. Tuy nhiên, nếu như kéo dài 1 tuần hoặc lâu hơn, đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn.

=> Tham khảo thêm thông tin về các dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn tại đây

3. Cách xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn

Nếu như nhận thấy có những dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn, bạn nên áp dụng các biện pháp dưới đây:

3.1. Biện pháp chườm đá lạnh

Để xử lý nhiễm trùng sau khi nhổ răng, nhiều người thường áp dụng cách chườm đá. Điều này sẽ giúp các mao mạch máu bị co lại, giảm chảy máu ở ổ răng. Đồng thời sẽ làm dịu bớt các cơn đau nhức do nhiễm trùng gây ra.

3.2. Biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách, kỹ lưỡng

Sau khi nhổ răng, bạn cần phải chăm sóc và vệ sinh răng miệng như bình thường.

Bạn cần đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày. Đồng thời, bạn cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn thừa ở kẽ răng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.

3.3. Biện pháp xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Sau khi nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn, người bệnh chỉ nên sử dụng những loại thức ăn mềm, lỏng như: Cháo, súp, sữa… Ngoài ra, cũng cần tránh đồ ăn quá cứng, dai bởi có thể làm cho khoang miệng dễ bị tổn thương.

Khoảng 1 tuần đầu sau khi nhổ răng, người bệnh không nên ăn những loại thức ăn có vị cay nóng, thức ăn quá chua, quá mặn… Hoặc không uống những loại đồ uống như rượu, bia.

Đừng quên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh.
Đừng quên xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh.

3.4. Biện pháp sử dụng gel nha khoa

Bạn có thể dễ dàng tìm mua gel nha khoa tại các nhà thuốc, hoặc có thể mua trực tiếp ngay tại bệnh viện sau khi mới nhổ răng. Tác dụng của gel này giúp giảm sưng, đau, đặc biệt là kiểm soát vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng. Nhờ đó, bạn có thể hạn chế được tình trạng bị nhiễm trùng.

3.5. Biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh/ thuốc giảm đau

Nếu như nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn gây đau nhức kéo dài, bạn đã thực hiện các biện pháp kể trên mà tình trạng đau nhức không thuyên giảm thì cần đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và kê đơn thuốc giảm đau.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu được dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn. Để được thăm khám, chụp X-quang giúp đánh giá chính xác tình trạng răng miệng, bạn hãy liên hệ qua HOTLINE của Novodont với 0936.066.655.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.