8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Ghép xương implant: Giải đáp một số vấn đề thường gặp

5/5

Ghép xương implant thường được các bác sĩ chỉ định cho những trường hợp có mật độ xương hàm không đủ điều kiện để cấy trụ implant. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân có tâm lý lo sợ khi nghe bác sĩ chỉ định “ghép xương” và băn khoăn không biết ghép xương cấy implant có đau không?

Sự thật thì ghép xương không hề đáng sợ như mọi người nghĩ đây là thủ thuật rất thường gặp trong điều trị nha chu hoặc cấy ghép implant.

Điều kiện, quy trình ghép xương implant
Điều kiện, quy trình ghép xương implant

Cấy ghép xương trong Implant là gì?

Cấy ghép xương trong trồng implant là kỹ thuật tiên tiến vượt bậc trong ngành nha khoa. Bác sĩ sẽ thêm vào vị trí xương bị khuyết một lượng xương phù hợp giúp hỗ trợ xương hàm giữ vững trụ implant đồng thời thúc đẩy xương hàm tái tạo xương mới khi bị mỏng và tiêu.

Vì sao phải cấy ghép xương trong implant?

Bác sĩ tiến hành cấy trụ implant vào xương, sau một thời gian trụ tích hợp với xương hàm thì mới có thể hoàn thành chiếc răng với đầy đủ chức năng nhai như răng thật. Vì vậy phải đủ xương mới có thể đảm bảo răng trồng implant vững chắc có độ bền cao.

Ưu và nhược điểm các loại trụ implant: Trụ implant nào tốt hiện nay? Nội dung nên tìm hiểu để lựa chọn trụ implant phù hợp

Ghép xương trong cấy ghép implant có vai trò rất lớn giúp:

  • Thúc đẩy khả năng tích hợp giữa trụ implant và xương hàm.
  • Gia tăng mật độ xương hàm.
  • Kéo dài tuổi thọ cho răng trồng implant.
  • Giúp phẫu thuật cấy implant thành công và đạt hiệu quả cao.

Ghép xương trong implant là điều cần thiết để có được những chiếc răng đảm bảo chức năng nhai như răng thật và tính thẩm mỹ cao.

Khi nào phải ghép xương cấy implant?

Trong các trường hợp sau đây xương hàm không có khả năng nâng đỡ được trụ implant thì cần phải thực hiện ghép xương implant nha khoa:

  • Mất răng lâu ngày xương bị tiêu: Nhiều người khi mất răng không điều trị khắc phục trồng răng mới ngay mà để tình trạng này kéo dài khi đó xương hàm sẽ có khoảng trống tại vị trí chân răng đã mất. Không còn lực nhai tác động sau khoảng từ 3 tháng mật độ xương suy giảm dần dẫn đến tiêu xương hàm. Ngoài ra, việc sử dụng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ trong thời gian dài do chỉ phục hình được thân trên răng nên vẫn dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm
  • Răng bị nhiễm trùng lớn dẫn đến khuyết hổng xương: các bệnh về nha chu, viêm lợi, sâu răng, viêm chân răng…cũng có thể gây nhiễm trùng tiêu xương răng.
  • Khi bị tai nạn gãy răng gãy luôn một phần xương.
  • Do cơ địa xương mỏng, yếu hoặc ít bẩm sinh cũng cần ghép xương mới có thể cấy trụ implant.
Ghép xương trong implant đối với những trường hợp bị tiêu xương
Ghép xương trong implant đối với những trường hợp bị tiêu xương

Ghép xương implant sử dụng xương gì?

Có 4 loại kỹ thuật ghép xương phổ biến:

  • Phẫu thuật ghép xương tự thân để cấy ghép implant:  Lấy xương của chính bệnh nhân từ một chỗ khác trên cơ thể ghép vào chỗ cần cấy ghép. Ưu điểm là độ tương thích cao nhưng sẽ phải phẫu thuật ở 2 vùng cùng lúc nên gây đau đớn mệt hơn cho người bệnh.
  • Xương đồng loại (Allograft): Lấy xương người khác hiến tặng sau khi được xử lý rồi ghép vào người cần ghép.
  • Xương dị loại (Xenograft) Xương loài vật khác được xử lý sau đố ghép vào người cần ghép.
  • Xương tổng hợp hay còn gọi là xương nhân tạo (Synthetic bone graft) thành phần chủ yếu là Hydroxyapatite hoặc Beta-tricalcium phosphate an toàn và tác dụng tốt. Phẫu thuật ghép xương nhân tạo để cấy ghép implant hiện đang được sử dụng phổ biến nhâtf

Ghép xương implant cần điều kiện gì?

Ghép xương trong implant hiện nay khá phổ biến nhưng cũng cần đáp ứng những điều kiện nhất định. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chỉ định ghép xương với những bệnh nhân đáp ứng:

  • Xương hàm có kích thước chuẩn, mật độ xương ổn định, xương không quá giòn hay xốp.
  • Xương hàm phải có chiều rộng phù hợp với trụ implant sẽ tăng khả năng tích hợp giữa trụ implant và mô xương. Từ đó răng trồng sau ghép xương implant mới có khả năng chịu lực nhai, kéo dài tuổi thọ implant giúp trụ không bị đào thải.

Ghép xương bao lâu có thể cấy implant?

Với những trường hợp đơn giản có thể ghép xương hàm trồng implant luôn. Còn các trường hợp xương quá thiếu thì có thể phải ghép trước, sau khi ổn định mới có thể cấy trụ implant.

Thông thường đối với xương nhân tạo sau khoảng 1 tháng sẽ mọc thêm khoảng 1mm. Để đủ điều kiện cấy ghép implant thường phải mất 6 tháng xương mới phát triển như mong muốn.

Vậy ghép xương cấy implant có đau không?

Trong quá trình phẫu thuật do tác dụng của thuốc tê bệnh nhân sẽ không hề có cảm giác đau đớn, sau khi thuốc hết tác dụng vùng phẫu thuật sẽ sưng và đau nhẹ, ăn uống khó khăn. Trong trường hợp đau quá thì bệnh nhân cần uống thuốc giảm đau.

Chi phí ghép xương implant bao nhiêu?

Tùy thuộc vào loại thủ thuật bác sĩ chỉ định (nong, chẻ, ghép xương nhân tạo, xương tự thân,….), số lượng xương cần ghép, chính sách giá từng phòng khám sẽ có mức chi phí khác nhau. Thường chi phí trong khoảng 10-15 triệu đồng trên 1 đơn vị răng cần ghép xương.

Quy trình thực hiện ghép xương trong implant

Để ca phẫu thuật ghép xương implant thành công, bác sĩ và ekip cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cơ bản sau:

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước mỗi ca phẫu thuật, bệnh nhân cần được thăm khám kĩ càng để hiểu rõ tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Bước 2: Thực hiện sát khuẩn và gây tê.

Việc sát khuẩn, vô trùng là bước cần thiết quan trọng để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong ghép xương implant. Gây tê sẽ loại bỏ cảm giác đau đớn của người bệnh.

  • Bước 3: Tiến hành ghép xương

Trước tiên bác sĩ sẽ làm lộ vùng xương cần ghép bằng cách tạo vạt niêm mạc. Sau đó sẽ dùng khoan chuyên dụng để khoan vào phần vỏ xương tạo hố nhỏ. Tiếp đến đặt lượng bột xương phù hợp vào khung hàm. Cuối cùng che bột xương bằng màng xương và cố định chúng.

  • Bước 4: Đóng vết mổ

Ở bước này trong quy trình ghép xương implant, bác sĩ thực hiện khâu đóng vạt niêm mạc và kết thúc ca phẫu thuật.

  • Bước 5: Theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật và hẹn người bệnh tái khám

Sau khi hoàn tất phẫu thuật ghép xương implant, bác sĩ sẽ kiểm tra thân nhiệt, khả năng cầm máu. Nếu sức khỏe ổn định thì bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc vệ sinh tại nhà, kê đơn thuốc uống và hẹn lịch tái khám.

Tuân thủ quy trình ghép xương implant để phẫu thuật đạt chất lượng cao
Tuân thủ quy trình ghép xương implant để phẫu thuật đạt chất lượng cao

Cấy ghép Implant xương gò má là gì?

Trồng răng implant ghép xương gò má là phương pháp nhằm phục hình cho bệnh nhân mất toàn bộ răng để phục hồi chức năng nhai, thẩm mỹ. 

Implant xương gò má được cho là giải pháp sau cùng cho những trường hợp đặc biệt như bệnh nhân tiêu xương hàm trên trầm trọng bị thất bại traong cấy ghéo implant thông thường, bị cắt bỏ xương hàm sau điều trị ung thư hoặc dị tật hàm mặt.

Số lượng trụ cấy ghép từ 2 đến 4 trụ dành cho hàm trên.

Mô phỏng cấy ghép implant xương gò má
Mô phỏng cấy ghép implant xương gò má

Ưu điểm của ghép xương implant gò má

Cấy ghép implant xương gò má được thực hiện khi gây mê toàn thân. Bộ răng đầy đủ sẽ được kết nối với trụ implant chỉ sau 1-3 ngày:

  • Giảm số lần phẫu thuật, rút ngắn thời gian nằm viện, điều trị.
  • Cho phép bệnh nhân có răng tạm cố định tức thì.
  • Không đau trên hàm giả, có thể sử dụng dài hạn.
  • Không bị lỏng lẻo rơi ra như hàm giả tháo lắp.
  • Theo các chuyên gia trong ngành răng hàm mặt, implant xương gò má có tủ lệ thành công khá cao, là phương pháp hữu hiệu trong trường hợp tiêu xương nghiêm trọng nhất là vùng răng sau hàm trên.

Phẫu thuật cấy ghép implant xương gò má là kỹ thuật khó vì lộ trình implant dài, nằm gần các cấu trúc giải phẫu quan trọng nên đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm để tránh gây tổn thương đến vùng quan trọng, giúp ca phẫu thuật có kết quả thành công cao.

Cắm trụ răng Implant diễn ra thế nào? Tìm hiểu chi tiết

Những điều cần lưu ý sau khi phẫu thuật ghép xương implant.

Để người bệnh nhanh chóng phục hồi và tránh những biến chứng xảy ra khi thực hiện ghép xương implant thì cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng 10 ngày để tránh nhiễm trùng.
  • Kết hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp để ngăn ngừa viêm nhiễm ở khu vực mới phãu thuật
  • Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng bàn chải mềm, hạn chế tối đa tác động vào vùng xương vừa ghép.
  • Không sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, dai, rắn gây ảnh hưởng đến vết mổ.
  • Nếu vị trí mổ khi ghép xương implant có bất thường như sưng tấy hơn, đau nhức, chảy máu, dịch mủ,… thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và kịp thời điều trị.

Cấy ghép răng trong implant là một kỹ thuật tương đối khó cần phải có hệ thống máy móc hiện đại, quan trọng là đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm để ca phẫu thuật đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi thực hiện ghép xương implant, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín. Hệ thống nha khoa Novodont (Hà Nội) cũng là một trong những cơ sở với chất lượng dịch vụ tốt, bác sĩ trình độ cao, giá cả hợp lý. Nếu còn băn khoăn điều gì đến đây bạn sẽ được tư vấn tận tình để có được một liệu trình điều trị phù hợp. 

Nếu bạn đang tìm hiểu về trồng răng implant, nha khoa chất lượng tại Hà Nội cấy ghép implant, gợi ý bạn tham khảo chia sẻ thực tế của khách hàng tại Nha khoa Novodont qua video dưới đây.

Để thăm khám tổng quan về sức khỏe răng miệng, hay tư vấn chi tiết về ghép xương implant, cấy ghép implant,được tư vấn chi tiết về phương pháp và lộ trình niềng răng cho người đã từng trồng răng giả, hãy liên hệ ngay với Novodont qua hotline: 0936.066.655 hoặc đăng ký tư vấn để đặt lịch hẹn với chuyên gia và bác sĩ tại Nha khoa Novodont qua Form dưới đây.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.