Bạn có biết, chế độ ăn uống cũng như cách chăm sóc răng miệng hàng ngày quyết định rất lớn đến thời gian duy trì của răng sứ. Do đó, bạn đừng quên xây dựng chế độ ăn phù hợp sau khi bọc răng sứ nhé. Vậy bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì, cùng tìm hiểu bài viết bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì?
1. Tổng quan các thông tin quan trọng về phương pháp bọc răng sứ
1.1. Tìm hiểu khái quát về phương pháp bọc răng sứ
Trước khi tìm hiểu chế độ ăn uống khi bọc răng sứ, bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì, ăn gì, hãy cùng khái quát các thông tin về răng sứ nhé.
Trước tiên, về khái niệm, răng sứ là các đơn vị răng được làm từ chất liệu sứ, giúp tái tạo và phục hồi lại tính thẩm mỹ cũng như các chức năng khác của răng. Tùy thuộc vào mục đích phục hình răng, răng sứ được chia làm 2 loại như sau:
– Loại răng sứ cố định: Là loại răng được gắn cố định lên răng thật hoặc gắn cố định lên trụ Implant.
– Loại răng sứ tháo lắp: Là loại răng sứ ở trên hàm giả, người dùng có thể dễ dàng tháo ra lắp vào.
Bên cạnh đó, có nhiều phân loại răng sứ được dựa theo chất liệu. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, nhu cầu cá nhân hay khả năng tài chính mà bác sĩ sẽ tư vấn loại răng sứ phù hợp. Một số chất liệu răng sứ phổ biến bao gồm:
– Các loại răng sứ từ kim loại: Crom-Coban, Titanium…
– Các loại sứ như: Sứ thủy tinh, sứ đắp, sứ kim loại…
– Zirconia: Đây là oxit cúa nguyên tố kim loại Zirconimun. Tùy thuộc vào mục đích và chỉ định của nha sĩ đối với mão răng sứ, các loại vật liệu này có thể kết hợp với nhau sao cho phù hợp nhất.
1.2. Tìm hiểu khái quát về phương pháp bọc răng sứ
Bọc răng sứ (hay còn được biết đến với tên gọi chụp răng sứ là điều trị phục hình răng nhằm tái tạo lại về mặt thẩm mỹ cũng như phục hồi chức năng của răng bị sâu, vỡ mẻ, mòn hay mất răng…
Để thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ cần mài răng theo tỷ lệ nhất định.
Cụ thể, cùi răng là chiếc răng thật sau khi được mài thành hình khối nhỏ hơn, giúp răng có không gian bọc ra ngoài. Cùi răng được mài nhỏ nhưng vẫn cần đảm bảo về độ dày và độ lưu giữ để duy trì sứ gắn kết lâu dài với răng sứ.
Răng sứ sẽ được chế tác ở phòng lap dựa trên dấu răng đã lấy.
1.3. Những trường hợp nào nên lựa chọn phương pháp bọc răng sứ?
Nhìn chung, bọc răng sứ thường được nha sĩ chỉ định đối với những trường hợp cụ thể sau:
– Sâu răng nghiêm trọng, lỗ sâu phá hủy răng…
– Tình trạng răng đã bị gãy vỡ.
– Tình trạng răng bị chết tủy.
– Răng có miếng trám lớn, khiến cho cấu trúc ở răng còn lại bị yếu.
– Răng bị nhiễm màu nghiêm trọng hoặc răng có cấu trúc bất thường.
Ngoài ra, một số trường hợp dưới đây cần cân nhắc biện pháp lắp cầu răng sứ như:
– Mất răng, được bác sĩ đánh giá đủ điều kiện để thực hiện trồng răng cố định
– Không thể hoặc không muốn phục hồi răng tháo lắp
– Phục hồi răng, giúp tái lập khớp cắn ở toàn hàm, đặc biệt là đối với những trường hợp bị mòn răng, hay mất các răng xen kẽ…
=> Tìm hiểu thông tin về bọc răng sứ tại đây!
2. Bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì?
Bọc răng sứ – mặc dù không phải là cuộc đại phẫu, nhưng xét về bản chất vẫn là phương pháp cố định, có xâm lấn vào mô răng. Việc lựa chọn thực phẩm và duy trì thói quen lành mạnh không chỉ giúp tăng “tuổi thọ” cho răng sứ mà còn giúp hạn chế tình trạng răng sứ bị ố vàng, xỉn màu.
Trước tiên, với câu hỏi “Bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì?”, theo chuyên gia Novodont, dưới đây là những thực phẩm bạn cần “tránh xa” khi mới bọc răng sứ:
– Không nên sử dụng những loại thực phẩm quá nóng/lạnh hay quá cứng. Các loại thức ăn này có thể làm răng dễ bị mẻ, vỡ… đồng thời tăng cảm giác ê buốt cho hàm răng.
– Các loại thức ăn chứa nhiều đường như: Bánh, kẹo ngọt, chocolate… gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là với răng sứ. Ngoài ra, những loại trái cây quá chua, chứa nhiều acid cũng sẽ gây hại đối với sức khỏe răng miệng. Do đó, cần tránh xa những loại thực phẩm này bạn nhé.
– Thực phẩm có màu như cà phê, nước ngọt, trà… gây xỉn màu răng sứ và cả răng thật.
– Ngừng hút thuốc lá trong vòng ít nhất 1 tuần sau khi phẫu thuật trồng răng sứ cố định để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.
– Hạn chế rượu bia hay chất kích thích để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì?”.
3. Mới bọc răng sứ thì nên ăn gì?
Bên cạnh vấn đề “Bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì?”, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ ăn uống phù hợp sau khi mới bọc răng sứ.
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyến khích người mới bọc răng sứ nên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:
– Trong vòng khoảng từ 1 đến 2 ngày đầu sau khi trồng răng, tốt hơn hết, bạn nên ăn cháo loãng hoặc cắt nhỏ thức ăn để giúp cho việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn.
– Trong khoảng từ 10 đến 14 ngày đầu tiên, bạn cần lựa chọn thực đơn ăn với đồ mềm. Không cần nhai nhiều như cháo, bún, bánh canh, súp, và sữa chua…
– Sau khi răng đã ổn định và vết thương đã lành, bạn có thể ăn uống trở lại như bình thường. Tuy nhiên, cần lưu ý bổ sung đầy đủ các nhóm vitamin và khoáng chất giúp cho nướu luôn được hồng hào, khỏe mạnh, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả những bệnh lý răng miệng.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, flour, vitamin D, magie như sữa tách béo, phô mai, trứng, thịt, tôm, cá biển và đậu phụ…
– Một số loại thực phẩm giàu vitamin C và khoáng chất như: Cà chua, cam, bưởi, cải xanh, táo, mận, hồng…
Ngoài ra, đừng quên bổ sung nước lọc mỗi ngày để giúp cho khoang miệng được làm sạch một cách tự nhiên, đồng thời rửa sạch trôi các mảng vụn bám, vụn thức ăn ở khoang miệng bạn nhé. Đừng quên uống đủ nước để tránh nguy cơ bị khô miệng, hôi miệng cùng nhiều vấn đề phát sinh ở răng miệng.
4. Một số lưu ý về chế độ ăn uống sau khi mới bọc răng sứ
Như vậy, với những thông tin mà bài viết cung cấp, bạn đã biết bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì và nên ăn gì. Ngoài những lưu ý về việc lựa chọn thực phẩm, bạn cần ghi nhớ một số điều sau:
– Khi ăn uống cần trải đều lực nhai ở 2 bên hàm tránh làm răng sứ chịu tác động quá lớn.
– Cần vệ sinh răng miệng thường xuyên, tối thiểu là 2 lần/ngày. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa hay nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các loại mảng bám thực phẩm.
– Nên lưu ý tái khám định kỳ thường xuyên, tối thiểu 2 lần/năm đầu tiên. Cần tuân thủ thời gian tái khám theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
– Trường hợp thấy những dấu hiệu bất thường như: Chảy nhiều máu, chảy máu liên tục, bị đau nhức không ngừng, ăn uống khó khăn nhiều ngày… cần đến bác sĩ nha khoa để thăm khám và xử lý kịp thời nếu có phát sinh.
– Khi ăn nhai, bạn cần dùng lực nhai ở cả 2 hàm để răng sứ không cần chịu tác động quá lớn.
Hy vọng rằng thông qua những thông tin mà bài viết cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về chế độ ăn uống, bọc răng sứ thì nên kiêng ăn gì, ăn gì. Như đã đề cập ở bài viết, nhìn chung, chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của răng sứ. Thông thường, răng sứ sẽ có tuổi thọ trong khoảng từ 20 đến 25 năm, thậm chí là duy trì vĩnh viễn nếu có chế độ chăm sóc tốt. Do đó, đừng quên chăm sóc răng miệng thật tốt, đây không chỉ bảo vệ răng sứ mà còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng nói chung.
Nếu còn bất cứ thắc mắc cần giải đáp hoặc muốn tư vấn thêm thông tin về bọc răng sứ, bạn vui lòng liên hệ HOTLINE 0936.066.655 của Nha khoa Công nghệ Novodont nhé.