8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh, phụ huynh cần lưu ý

5/5

Một số hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh (tưa miệng) dưới đây sẽ giúp ba mẹ nhận biết được tình trạng của con. Cùng Hệ thống phòng khám nha khoa công nghệ tìm hiểu các nguyên nhân cũng như dấu hiệu bên dưới nhé.

Biểu hiện bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Trong những giai đoạn đầu, bệnh nấm miệng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng đặc trưng nào để ba mẹ có thể nhận biết. Khi bị nhiễm trùng nặng hơn, thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau, ba mẹ tham khảo nhé:

Mảng trắng bên trong miệng của bé

Trên lưỡi, vùng niêm mạc má, nướu răng và vòm miệng… xuất hiện các mảng màu trắng hoặc là mảng màu vàng có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng. Hoặc mảng trắng này đơn giản là do cặn sữa, thường đọng lại trên lưỡi của trẻ sau khi bú.

Để nhận biết chính xác lưỡi trẻ bị trắng do sữa hay bị nấm, mẹ hãy thử dùng khăm mềm ẩm hoặc dùng miếng gạc quấn quanh ngón tay, nhẹ nhàng lau lưỡi bé. Nếu sau khi lau lưỡi bé hồng trở lại thì có thể khắng định mảng trắng ở lưỡi là do cặn sữa.

Nếu mảng trắng khó bong hoặc bong ra và bạn thấy một mảng đỏ thô bên dưới, thì đó có thể là bệnh nấm miệng (tưa miệng).

Trẻ xuất hiện mảng màu trắng trong lưỡi khi bị nấm miệng
Trẻ xuất hiện mảng màu trắng trong lưỡi khi bị nấm miệng

Để biết lưỡi trắng của bé có phải do sữa hay do loại nấm này hay không, hãy thử lau nhẹ bằng khăn mềm, ẩm hoặc ngón tay có quấn gạc. Nếu lưỡi có màu hồng và trông khỏe mạnh sau khi lau thì không cần điều trị gì thêm. Nếu mảng trắng không bong ra dễ dàng hoặc bong ra và bạn thấy một mảng đỏ thô bên dưới, thì đó có thể là bệnh tưa miệng và bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Quấy khóc trong khi cho ăn

Nếu khi bé vào giờ ăn, nhưng quấy khóc, bú ít hoặc không chịu ngậm núm vú giả cũng có thể là dấu hiệu của tưa miệng. Nguyên do:

  • Khi bị nấm, miệng của trẻ rất có thể xuất hiện tình trạng tấy đỏ và đau nhức, làm ảnh hưởng đến việc bú và nuốt của trẻ…
  • Một vài trường hợp xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ đối với các nơi nhiễm nấm mà bị cọ xát.
  • Khóe miệng của trẻ sẽ xuất hiện các tình trạng như nứt, đỏ hoặc khô.
  • Một số trẻ sẽ có thể bỏ bú bởi vì miệng mất đi vị giác và khó chịu.

Kiến thức chăm sóc răng miệng cho trẻ: Hiểu đúng về tình trạng răng sữa bị sâu

Một số hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh phổ biến

Tình trạng nấm miệng xuất hiện sẽ làm cho trẻ khó khăn hơn trong việc bú sữa. Một số trẻ còn bị đau và mệt mỏi dẫn đến việc trẻ quấy khóc, gây ảnh hưởng đến cuộc sống. Các vết màu trắng sẽ xuất hiện ở vòm miệng, lưỡi,…

Một số hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh  bên dưới sẽ giúp ba mẹ nhận biết được bệnh nhé.

Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm miệng làm cho bé khó chịu, quấy khóc
Nấm miệng làm cho bé khó chịu, quấy khóc

Mong rằng những hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ sớm nhận biết các biểu hiện bệnh và có cách chữa trị kịp thời cho con.

Nguyên nhân nào gây ra nấm miệng ở trẻ  

Nấm Candida Albicans chính là tác nhân chính gây bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Loại nấm này sẽ ít gây ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ, chúng sống chung trên cơ thể của bé. Tuy nhiên, một vài nhân tố sẽ làm cho bệnh phát triển mạnh và tạo ra nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

Những hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh bên dưới sẽ giúp các bạn nhận biết được biểu hiện của bệnh rõ hơn. Vậy nguyên nhân là gì?

Trẻ còn non trong khả năng miễn dịch

Trẻ xuất hiện nấm như những hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh bên dưới bởi vì khả năng miễn dịch của trẻ còn non. Đặc biệt, đối với những trẻ được sinh non hoặc nhẹ cân, trẻ bị suy dinh dưỡng,…

Khi mang thai, mẹ bị nấm sinh dục

Đối với trường hợp này, nếu như người mẹ vẫn chưa được điều trị trước khi sinh con thì khả năng cao sẽ lây sang cho bé nếu như mẹ sinh thường.

Bởi vì trẻ sử dụng thuốc kháng sinh

Nguyên nhân khác làm xuất hiện triệu chứng như các hình ảnh nấm miệng ở trẻ nhỏ như bên dưới đó chính là trẻ sử dụng thuốc kháng sinh. Lúc này, thuốc sẽ làm mất đi sự cân bằng về những vi khuẩn có lợi và những vi khuẩn gây hại, dẫn đến bệnh nấm miệng bởi vì nấm Candida.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, còn có nhiều yếu tố khác gây ra nấm miệng ở trẻ sơ sinh như:

  • Mẹ không vệ sinh miệng thường xuyên cho con, làm cho bệnh nấm miệng phát triển
  • Bé sử dụng ti giả chưa đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây nấm miệng
Trẻ bị nấm miệng cũng có thể do ti mẹ hoặc ti giả có nhiễm vi khuẩn
Trẻ bị nấm miệng cũng có thể do ti mẹ hoặc ti giả có nhiễm vi khuẩn

Bệnh tưa miệng có lây không?

Nếu bạn đang cho con bú, thì rất có thể vi khuẩn nấm sẽ lây truyền từ miệng của em bé sang vú của người mẹ trong thời gian cho con bú (và sau đó lây truyền qua lại nếu cả mẹ và bé không được điều trị).

Các triệu chứng của bệnh tưa miệng ở núm vú bao gồm núm vú bị bỏng và đau. Bề mặt vú có màu hồng, sáng bóng, ngứa, bong tróc và/hoặc đóng vảy. Cũng có thể có những cơn đau nhói ở vú trong hoặc sau khi bú.

Đôi khi nếu bé bị tưa miệng, bé cũng có thể bị phát ban tã do nhiễm trùng nấm men (còn được gọi là hăm tã do nấm men), đó là vết phát ban đỏ, tức giận ở mông do nhiễm trùng nấm men.

Phương pháp điều trị nấm miệng (tưa miệng) cho bé

Vì bệnh tưa miệng dễ dàng lây truyền qua lại nên tốt nhất là cả bạn và con bạn đều được điều trị.

  • Đối với em bé:

Đối với em bé, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nấm (chẳng hạn như Nystatin), được bôi tại chỗ bên trong miệng và lưỡi nhiều lần trong ngày trong 10 ngày. Bôi thuốc lên tất cả các mảng trắng trong miệng của bé nếu đó là phương pháp điều trị mà bác sĩ đã chỉ định cho bạn.

Trẻ sơ sinh bị tưa miệng cũng có thể bị hăm tã do nhiễm trùng nấm men có thể được điều trị bằng một loại thuốc chống nấm riêng cho hăm.

  • Đối với mẹ:

Nếu mẹ bị tưa miệng ở núm vú, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn bôi kem chống nấm theo toa lên ngực, trước khi cho bé ăn lại, bạn có thể dùng bông gòn thấm dầu ô liu để lau, loại bỏ thuốc.

Để ngăn ngừa tưa miệng ở trẻ, mẹ nên tránh nhiễm trùng, khuẩn ở ti bằng cách thường xuyên làm sạch và khử trùng núm vú giả, bình sữa và các bộ phận của máy hút sữa tiếp xúc với núm vú của bạn.

Nhẹ nhàng lau miệng trẻ sơ sinh bằng một miếng gạc ẩm sau mỗi lần cho ăn và trước khi bôi thuốc.
Đun sôi tất cả núm vú giả, núm vú bình sữa và các bộ phận của dụng cụ hút sữa 10 phút mỗi ngày.
Rửa tay thường xuyên và thay áo ngực hàng ngày đảm bảo không để nhiễm khuẩn ở ngực.

Trên đây là một số kiến thức và hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh, nha khoa Novodont hy vọng hữu ích với mẹ và bé trong hành trình chăm sóc sức khỏe và răng miệng giai đoạn đầu đời.

Nếu nhận thấy miệng bé có những dấu hiệu, triệu chứng và hình ảnh như trên, để chắc chắn về tình trạng và phương án điều trị, phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến phòng khám chuyên khoa để được chuẩn đoán sớm.

Hệ thống Phòng Khám Nha Khoa Công Nghệ Novodont với đội ngũ bác sĩ công nghệ, ứng dụng kỹ thuật số 4.0 vào toàn bộ quá trình thăm khám, điều trị và sau điều trị các bệnh lý răng miệng cho bé và gia đình.

Để nhận tư vấn và đặt lịch thăm khám từ đội ngũ bác sĩ công nghệ, phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn theo Form dưới đây.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

Pin Up Casino İndir Türkiye

Содержимое Pinup Casino Indir Pin Up Erişim Yolları Pin-Up Casino Erişimi Pin Up Casino Apk Indir Pin Up Casino Indir: Akıllı Telefon Uygulamasını Indirin Pinup

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.