8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Mòn cổ chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

5/5

Mòn cổ chân răng diễn ra chậm và dần gây nhiều biến chứng răng miệng như đau, nhức, sưng nướu,… Vậy mòn cổ chân răng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào? Bài viết này, nha khoa công nghệ Novodont sẽ giải đáp chi tiết vấn đề chân răng bị mòn.

1. Mòn cổ chân răng là gì?

Mòn cổ chân răng là tình trạng mất mô cứng của răng ở vị trí điểm nối giữa cổ chân răng và nướu do quá trình cơ học ma sát liên tục gây ra. Mòn cổ chân răng phân làm 2 nhóm gồm: mòn do lực căng cơ học từ quá trình nhai hoặc nghiến răng (abfraction), mòn do lực cơ học từ bên ngoài (abrasion).

Mòn cổ chân răng là tình trạng mất mô cứng của răng ở vị trí điểm nối giữa cổ chân răng và lợi do quá trình cơ học ma sát liên tục gây ra.

2. Dấu hiệu nhận biết cổ chân răng bị mòn

Một số dấu hiệu nhận biết cổ chân răng bị mòn, bao gồm:

  • Xuất hiện đường rãnh ở khu vực tiếp xúc giữa nướu với răng.
  • Răng đau nhẹ hoặc nhạy cảm với thức ăn hoặc đồ uống nóng, lạnh.
  • Nướu sưng hoặc đỏ xung quanh răng bị ảnh hưởng.

3. Nguyên nhân mòn cổ chân răng

Nguyên nhân mòn cổ chân răng, bao gồm:

  • Kỹ thuật đánh răng sai cách. 
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng.
  • Đánh răng sử dụng lực quá mạnh.
  • Nghiến răng.
  • Sử dụng răng giả tác động lực lên vùng cổ chân răng.
  • Sử dụng kem đánh răng có chất ăn mòn cao.
  • Đánh răng quá nhiều, hơn 2-3 lần/ngày.
  • Kẹt mảng bám, thức ăn ở kẽ, cổ chân răng

4. Ảnh hưởng của mòn cổ chân răng

Mòn cổ chân răng làm mòn men răng – chất cứng nhất trong cơ thể nhưng dễ tổn thương theo thời gian. Một khi men răng mất đi thì không thể thay thế được. Men răng bảo vệ phần tủy nhạy cảm bên trong của răng (ngà răng). Khi lớp men lộ ra, người bệnh sẽ cảm thấy nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh. Ngoài ra, mất men răng còn làm tăng nguy cơ phát triển sâu răng, gây đau, chảy máu hoặc gãy gần cổ chân răng.

Người bệnh mòn cổ chân răng cũng thường kẹt mảng bám và dẫn đến bệnh nha chu. Vì vậy, để khắc phục vấn đề răng miệng này, người bệnh hãy đến gặp nha sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mòn cổ răng nếu không điều trị kịp thời còn có thể gây ảnh hưởng đến nướu và dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí áp xe.

5. Chẩn đoán mòn cổ răng

Để chẩn đoán mòn cổ răng, bác sĩ sẽ khám lâm sàng như quan sát bề mặt răng, rãnh răng và nướu, màu sắc và độ nhạy cảm của răng,… Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử và thói quen sinh hoạt, đặc biệt ở răng miệng, việc ăn uống của người bệnh. Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán giai đoạn phần chân răng bị mòn, tư vấn và lên liệu trình cho người bệnh.

6. Cách điều trị mòn cổ chân răng

Một số cách điều trị mòn cổ chân răng, bao gồm:

6.1 Trám mòn cổ chân răng

Trám mòn cổ chân răng thường được sử dụng điều trị khi bệnh ở giai đoạn đầu răng chỉ mới xuất hiện khe nhỏ hoặc to hơn hình chữ V, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng.

Trám cổ chân răng là kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu trám răng để lấp vị trí trống ở cổ chân răng. Phương pháp này giúp tái tạo, phục hồi lại phần răng mòn cổ. Cụ thể:

  • Bước 1: bác sĩ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng, loại bỏ mảng bám tích tụ trên răng.
  • Bước 2: bác sĩ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng có màu tương tự với răng người bệnh để lấp kín khe hở. Đồng thời, bác sĩ sẽ tạo hình để khôi phục tính thẩm mĩ, bảo vệ răng.
  • Bước 3: bác sĩ làm khô vật liệu trám bằng đèn quang trùng hợp công nghệ LED.

Sau khi trám răng, người bệnh sẽ giảm triệu chứng ê buốt, đau nhức khi ăn nhai. Phương pháp được ưa chuộng bởi sự đơn giản, nhanh chóng, chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, miếng trám không có độ bền cao do vật liệu dễ bong. Vì vậy, bác sĩ chỉ thường áp dụng cho trường hợp răng mòn cổ ít, không quá sâu.

6.2 Phẫu thuật ghép lợi

Trường hợp người bệnh mòn cổ chân răng do lợi tụt và lộ chân răng, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh về phương pháp ghép lợi.

Phẫu thuật ghép lợi là phương pháp sử dụng mô mềm trong khoang miệng để ghép vào cổ chân răng bị hở ra bên ngoài. Cụ thể:

  • Bước 1: bác sĩ khám lâm sàng răng miệng người bệnh.
  • Bước 2: bác sĩ tư vấn người bệnh lựa chọn các vật tùy vào tình trạng răng của người bệnh gồm:
  • Vạt có chân nuôi.
  • Ghép lợi tự thân.
  • Ghép vạt lợi có tổ chức liên kết dưới biểu mô.
  • Tái tạo mô bằng màng sinh học.
  • Bước 3: bác sĩ vệ sinh khoang miệng và gây tê tại chỗ cho người bệnh.
  • Bước 4: bác sĩ tiến hành phẫu thuật ghép lợi.

Phương pháp này giúp khắc phục hậu quả tụt lợi, hở cổ chân răng; cải thiện tính thẩm mĩ; bảo vệ răng, ngừa bệnh nha khoa khác phát triển nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật ghép lợi lại phụ thuộc nhiều yếu tố, gồm: vị trí phẫu thuật, kinh nghiệm và chuyên môn bác sĩ, loại mô ghép (lợi tự thân, lợi nhân tạo, lợi bán phần, lợi từ nguồn khác, màng sinh học,…); tình trạng người bệnh,… Vì vậy, người bệnh cần chọn cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám, tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị an toàn, phù hợp với bản thân.

6.3 Chữa trị tủy răng kết hợp bọc sứ

Người bệnh đau nhức do mòn cổ chân răng đã ảnh hưởng đến tủy, viêm và nhiễm trùng vùng chóp răng hoặc gãy ngang thân răng, bác sĩ sẽ chữa tủy răng để loại bỏ mô tủy tổn thương, ngăn sự lây lan của vi khuẩn và bọc răng sứ để phục hình răng, đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng mão răng bằng chất liệu hoàn toàn từ sứ hoặc sứ kết hợp với kim loại để chụp lên phần răng bị hỏng nhằm tái tạo hình dáng, kích thước và màu sắc như răng ban đầu. Cụ thể:

  • Bước 1: bác sĩ khám lâm sàng cho người bệnh.
  • Bước 2: bác sĩ mài cùi răng người bệnh theo mức đã xác định.
  • Bước 3: bác sĩ lắp mão sứ sao cho ôm khít chân răng, không gây cộm hoặc cấn.
  • Bước 4: bác sĩ kiểm tra lại khớp cắn của người bệnh.

Bọc răng sứ để chụp lên phần răng bị hỏng nhằm tái tạo hình dáng, kích thước và màu sắc như răng ban đầu.

Phương pháp này được được nhiều người ưa chuộng với ưu điểm nổi bật như: độ bền cao, tính ứng dụng cao và tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa, quá trình bọc răng sứ chỉ thực hiện thao tác bên ngoài men răng, không xâm lấn nhiều vào cấu trúc răng bên trong và mô mềm trong khoang miệng.

Do đó, bọc răng sứ đúng kỹ thuật và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt sẽ ít gây nguy hại cho người dùng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm cần cân nhắc như chi phí khá cao, ảnh hưởng đến răng tự nhiên, răng nhạy cảm sau khi bọc, răng sứ có thể xước hoặc vỡ và quy trình điều trị cần nhiều buổi tái khám.

7. Cách phòng ngừa mòn cổ răng

Khách hàng phòng ngừa mòn cổ chân răng bằng một số cách sau:

  • Thực hiện đúng kỹ thuật đánh răng như chải dọc hoặc tròn quanh răng.
  • Giữ bàn chải góc và di bàn chải qua lại.
  • Dùng lực đánh răng vừa đủ, không quá mạnh.
  • Sử dụng kem đánh răng giàu fluoride để tăng cường men răng.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
  • Dùng bàn chải đánh răng có lông mềm. 
  • Đến gặp bác sĩ nha khoa để được điều chỉnh vấn đề bất thường ở khớp cắn.
  • Sử dụng phục hình cố định thay vì tháo lắp.
  • Không cắn móng tay.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.