8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Tìm hiểu thực hư niềng răng có làm răng yếu đi?

5/5

Có một câu hỏi Novodont thường gặp khi nói đến việc niềng răng: liệu niềng răng có làm răng yếu đi hay không? Điều này thực sự gợi lên một số lo ngại và băn khoăn trong tâm trí của nhiều người. Hãy cùng khám phá câu trả lời thông qua sự tư vấn chuyên sâu từ Novodont-một đơn vị nha khoa công nghệ uy tín trong lĩnh vực chỉnh nha và điều trị răng miệng.

1. Việc niềng răng xong răng có yếu đi không? 

Niềng răng là việc dùng các khí cụ để đưa răng lệch lạc về đúng vị trí mong muốn
Niềng răng là việc dùng các khí cụ để đưa răng lệch lạc về đúng vị trí mong muốn

Niềng răng là một phương pháp điều chỉnh vị trí răng bằng cách sử dụng lực tác động từ các công cụ chỉnh nha như dây cung hoặc mắc cài/khay trong suốt. Quá trình này giúp di chuyển răng về vị trí mong muốn và khắc phục các vấn đề như răng hô móm, răng chen chúc, răng thưa, răng mọc lệch. 

Một điều quan trọng cần lưu ý là niềng răng không can thiệp sâu vào cấu trúc răng và không gây tổn thương đến mô nướu xung quanh. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Niềng răng có làm răng yếu đi?” là không. Quá trình niềng răng không làm răng trở nên yếu đi, miễn là nó được thực hiện bởi các bác sĩ, nha sĩ chỉnh nha có kỹ năng và kinh nghiệm. 

2. Khi nào thì răng bị yếu do niềng? 

Mặc dù niềng răng không làm răng trở nên yếu đi, nhưng có một số trường hợp gặp phải tình trạng răng yếu sau khi điều trị chỉnh nha. Theo bác sĩ điều trị tại nha khoa Novodont, có thể có 4 nguyên nhân sau đây gây ra tình trạng này:

 2.1 Bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm 

 Điều quan trọng trong quá trình niềng răng là việc thăm khám và lên phác đồ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không có đủ kinh nghiệm và trình độ, có thể gây ra một số vấn đề trong quá trình chẩn đoán và lập phác đồ trị liệu. 

Một bác sĩ không có nhiều kinh nghiệm có thể gặp khó khăn trong việc tính toán lực tác động lên răng một cách chính xác. Lực tác động quá mạnh có thể gây ra sự lung lay và nguy cơ gãy rụng răng, trong khi lực tác động quá yếu có thể làm cho quá trình di chuyển răng trở nên chậm và không đạt được vị trí mong muốn. Ngoài ra, việc điều chỉnh lực kéo và sử dụng dây chun quá sớm khi răng mới chỉ bắt đầu di chuyển có thể ảnh hưởng xấu đến xương hàm và gây mất mát xương hàm.

So sánh các loại niềng răng và mức giá trung bình hiện nay: Niềng răng loại nào tốt?

2.2 Các bệnh lý liên quan đến răng không được điều trị dứt điểm 

Một số bệnh lý liên quan đến răng miệng chưa được điều trị dứt điểm như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu… có thể gây tổn thương cho phần chân răng và làm giảm độ bám của nướu vào chân răng. Khi tiến hành quá trình niềng răng, nếu bác sĩ không điều trị bệnh lý đầy đủ, có thể gây hiệu quả điều trị kém và làm cho răng trở nên yếu hơn.

2.3 Tiêu chân răng 

Nếu quá trình chỉnh nha không được thực hiện đúng kỹ thuật, áp lực từ các khí cụ có thể gây tiêu biến một phần nhỏ xương ở chân răng. Đặc biệt đối với những người có chân răng ngắn do di truyền, tiến trình tiêu chân răng này có thể diễn ra nhanh hơn, làm cho răng trở nên yếu và mất đi tính chắc chắn.

Niềng răng có làm răng yếu đi nếu bạn không biết cách  chăm sóc và bảo vệ răng miệng
Niềng răng có làm răng yếu đi nếu bạn không biết cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng

2.4 Thói quen chăm sóc răng miệng 

Ngoài một số lý do liên quan tới trình độ và kỹ thuật của bác sĩ thì còn có một vấn đề tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng ít nhiều tới việc làm răng yếu đi. Chính là thói quen chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và độ chắc chắn của răng trong quá trình niềng. Nếu không chú ý vệ sinh răng miệng đầy đủ, không ăn uống đủ chất dinh dưỡng và không hạn chế món ăn dai cứng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của răng và làm cho răng trở nên yếu hơn sau khi tháo niềng.

2. Bật mí một số tip phòng ngừa răng yếu? 

Răng yếu sẽ làm trở ngại rất nhiều tới quá trình ăn uống và sinh hoạt thường ngày của người niềng răng. Sau đây nha khoa Novodont sẽ bật mí tới bạn một số tip giúp bạn có thể phòng ngừa được răng yếu:

Vệ sinh răng đúng cách, ngăn ngừa các bệnh viêm lợi, viêm chân răng... hạn chế tình trạng răng yếu khi niềng
Vệ sinh răng đúng cách, ngăn ngừa các bệnh viêm lợi, viêm chân răng… hạn chế tình trạng răng yếu khi niềng
  • Trước khi niềng, hãy lựa chọn địa chỉ niềng răng chính hãng, không ham rẻ mà chọn các địa chỉ thiếu uy tín chất lượng. 
  • Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng( niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng Invisalign…) mà ta có thể lựa chọn. Tìm hiểu kỹ về các phương pháp niềng (chỉnh nha) trước khi đưa ra quyết định niềng. Tốt nhất nên tham khảo bác sĩ hoặc những người đã từng niềng. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: đánh răng 2 lần/ ngày, dùng nước súc miệng và đi kiểm tra răng định kỳ.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, nên ăn đồ ăn mềm, bổ sung nhiều vitamin D,B,C… Hạn chế các thực phẩm quá cứng hoặc dai. Tham khảo thêm nội dung “Những điều cần biết khi niềng răng”

Qua bài viết trên chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi “niềng răng có làm răng yếu đi?” Để đạt được kết quả chỉnh nha hiệu quả mà không làm răng yếu đi, quan trọng là chúng ta cần chọn phương pháp niềng răng phù hợp và đến nha khoa uy tín để được điều trị. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chăm sóc răng miệng và sức khỏe một cách đúng cách. Nha khoa Novodont chúc bạn có một hàm răng đẹp và khỏe mạnh. 

Để nhận tư vấn chi tiết, lộ trình và phác đồ điều trị chỉnh nha, tư vấn cách chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, đề xuất bạn liên hệ Nha khoa Novodont qua hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

Pin Up Casino İndir Türkiye

Содержимое Pinup Casino Indir Pin Up Erişim Yolları Pin-Up Casino Erişimi Pin Up Casino Apk Indir Pin Up Casino Indir: Akıllı Telefon Uygulamasını Indirin Pinup

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.