Răng mọc lệch ở trẻ em là tình trạng phổ biến được nhiều cha mẹ đặc biệt quan tâm. Vậy bạn đã biết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất là gì chưa? Đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể và chính xác nhất nha.
1. Dấu hiệu cho thấy răng trẻ em mọc lệch
Tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu mọc răng sữa và thay răng vĩnh viễn. Cụ thể, cha mẹ cần chú ý những biểu hiện sau để chắc chắn rằng bé đã bị mọc lệch răng:
- Răng mọc lộn xộn, chen chúc, răng mọc lệch hàm trên, hàm dưới.
- Răng hô, trẻ ngậm miệng không kín, ngủ há miệng.
- Răng móm, răng bé mọc lệch vào trong, khi trẻ cười chỉ thấy hàm dưới.
- Khớp cắn hở, hàm trên và dưới của bé cách xa nhau.
- Khớp cắn sâu, khi bé cười chỉ thấy hàm trên.
- Khớp cắn chéo, 2 hàm có một hay nhiều răng mọc không đúng vị trí khớp cắn.
- Răng thưa, khe hở giữa các răng của bé khá to.
Khi thấy hàm răng của bé xuất hiện một trong những dấu hiệu trê, cha mẹ cần đưa bé tới các phòng khám, cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân răng mọc lệch ở trẻ em
Nguyên nhân trẻ mọc răng sữa bị lệch, trẻ mọc răng vĩnh viễn bị lệch, trẻ thay răng bị mọc lệch được chia làm 2 nguyên nhân chính:
2.1. Nguyên nhân khách quan: Do bẩm sinh, di truyền từ người thân
Nếu gia đình, người thân của bé mắc phải những vấn đề về răng mọc lệch thì rất có thể bé sinh ra cũng bị các hiện tượng tương tự.
2.2. Nguyên nhân chủ quan: Do chế độ sinh hoạt và quá trình mọc răng, thay răng chưa đúng
Việc răng sữa mọc lệch, trẻ thay răng mọc lệch đều có nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt và quá trình mọc răng, thay răng chưa hợp lý của bé.
Ví dụ, nếu ngay từ nhỏ, tư thế ăn nhai của bé không được uốn nắn đúng cách như: chỉ nhai 1 bên, thường xuyên ngậm, chu mỏ, nghiến răng, mút tay,… cũng sẽ khiến răng trẻ mọc lệch theo chiều hướng tương ứng.
Ngoài ra, nếu răng sữa và răng vĩnh viễn của bé mọc chen chúc, xô đẩy nhau cũng khiến cả hàm trở nên méo mó, lệch lạc, rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới khả năng phát âm, ăn nhai của bé.
Thông thường, trẻ 6 tuổi mọc răng lệch có nguy cơ mọc lệch răng cao nhất vì thời điểm này răng sữa sẽ bắt đầu rụng đi để thay bằng răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa chậm rụng hay răng vĩnh viễn mọc quá nhanh sẽ khiến thứ tự răng thiếu hợp lý. Từ đó khiến hàm răng xô lệch.
3. Hậu quả của việc răng mọc lệch ở trẻ em
Hiện tượng răng trẻ em mọc lệch sẽ gây nên rất nhiều hệ lụy xấu cho bé:
3.1. Ảnh hướng đến thẩm mỹ toàn gương mặt
Răng hô, móm, mọc lệch, lộn xộn,… khiến cấu trúc xương hàm thay đổi. Từ đó gây mất cân đối và ảnh hưởng tới thẩm mỹ toàn khuôn mặt. Vì vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy khi răng mọc lệch, bé sẽ rất tự ti khi cười nói, giao tiếp với mọi người xung quanh.
3.2. Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bé
Răng mọc lệch khiến khớp cắn bị chệch. Từ đó hoạt động ăn nhai cũng trở nên khó khăn và bất tiện hơn. Thậm chí, việc nghiền nát thức ăn cũng không mấy hiệu quả làm ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
3.3. Nguy cơ mắc phải một số vấn đề răng miệng khác
Sai khớp cắn có thể khiến đau thái dương, đau đầu, ngủ đêm hay nghiến răng.
Tiếp theo đó, răng mọc lệch cũng làm việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Bé sẽ dễ bị sâu răng, mảng bám, viêm nướu đã đến hư hại men răng.
3.4. Phát âm sai
Việc kết hợp giữa răng, cung hàm và lưỡi tác động trực tiếp tới chất lượng phát âm của bé. Vậy nên nếu 1 trong 3 yếu tố trên bất thường, việc phát âm của bé cũng từ đó mà bị biến đổi tiêu cực.
Ngọng, đớt, thiếu chữ, nói vấp,… là những hệ lụy nghiêm trọng do răng mọc lệch gây ra.
Khi răng trẻ bị mọc lệch, ảnh hưởng đến chức năng nhai và thẩm mỹ, phụ huynh nên tham khảo phương pháp điều trị cải thiện sớm cho trẻ như niềng răng tháo lắp. Tham khảo chi tiết phương pháp niềng răng tháo lắp cho trẻ. |
4. Cha mẹ cần làm gì để giảm nguy cơ răng mọc lệch ở trẻ em?
Như đã nói ở trên, việc bé bị mọc lệch răng gây nên vô số những hậu quả nghiêm trọng. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bé. Vì vậy, cha mẹ cần làm những việc sau để giảm nguy cơ bé bị mọc lệch răng:
- Đưa bé đến thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín
- Theo dõi sát sao tình trạng mọc răng của bé ở từng giai đoạn
- Sửa cho bé các thói quen xấu như: núm vú giả lâu năm, mút tay hoặc cắn móng tay, cắn bút, thở bằng miệng lâu ngày, thói quen đẩy lưỡi khi nuốt, nói, ăn nhai nghiêng lệch về một bên, nằm úp nghiêng về một bên lâu ngày,…
- …
5. Phương pháp điều trị khi trẻ mọc lệch răng
Nếu bé đã trót mọc lệch răng, cha mẹ vẫn có thể đưa bé tới cơ sở nha khoa để thực hiện một trong những phương pháp sau:
- Nhổ răng sữa hoặc 1 răng vĩnh viễn thừa để nhường chỗ cho các răng bên cạnh (phương pháp này được thực hiện khi răng sữa chậm rụng, răng mọc chen chúc nhau,…)
- Phẫu thuật hàm để điều chỉnh cung hàm cân đối hơn
- Niềng răng để định hình lại khung xương, di chuyển vị trí các răng ở cả 2 hàm.
Hệ thống phòng khám Nha khoa Công nghệ Novodont, với thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật số hàng đầu, cùng đội ngũ bác sĩ công nghệ, tư vấn, thăm khám và đưa ra chỉ dẫn, phương án điều trị cá nhân hóa khi răng trẻ bị mọc lệch.
Tại Hệ thống Nha khoa Công nghệ Novodont, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số mới trong khám và điều trị các bệnh lý về răng, giúp phụ huynh sớm phát hiện các vấn đề có gặp phải trong quá trình mọc răng của trẻ. Từ đó, phụ huynh có cách thức chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách.
Để nhận tư vấn và đặt lịch thăm khám từ đội ngũ bác sĩ công nghệ, phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn.