8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Trẻ bị sâu răng hàm phải làm sao?

5/5

Ngày nay tình trạng trẻ bị sâu răng hàm diễn ra phổ biến ở phần lớn các gia đình có con nhỏ tại Việt Nam. Tuy vậy thì không ít các bậc phụ huynh vẫn còn mơ hồ và hầu hết chưa biết phải làm gì khi trẻ em bị sâu răng. Vậy phải làm gì khi trẻ bị sâu răng hàm? Cùng nhau tìm hiểu và làm sáng tỏa vấn đề này trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Vị trí và vai trò của răng hàm

Vị trí răng hàm

Chúng ta đều biết con người có tổng cộng là 32 chiếc răng được chia đều cho hai hàm trên và dưới. Răng hàm sẽ bao gồm 2 loại đó là răng hàm nhỏ và răng hàm lớn nằm ở vị trí từ 4 đến 8 theo sơ đồ trên cung răng. 

Khi trẻ 6 tuổi, răng vĩnh viễn bắt đầu mọc để thay thế dần răng sữa. Trong khoảng 12 tuổi, phần lớn răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Lúc 17-21 tuổi (hoặc muộn hơn) sẽ có đủ bộ răng vĩnh viễn gồm 32 răng.

Vị trí của răng hàm trên cung răng

Vị trí của răng hàm trên cung răng

Các răng hàm ở vị trí 6 và 7 chính là hai răng vĩnh viễn tự mọc không qua quá trình thay răng sữa. Còn lại răng số 4 và 5 là hai răng vĩnh viễn mọc thay cho răng hàm sữa khi rụng.

Vai trò của răng hàm

Răng hàm đóng vai trò trực tiếp trong việc nhai và nghiền thức ăn trong khoang miệng. Bởi vậy khi trẻ không được vệ sinh răng đều đặn cũng như ăn nhiều đồ ngọt dẫn đến tình trạng răng hàm rất dễ bị sâu. Trẻ bị sâu răng hàm khiến cho việc ăn uống gặp khó khăn từ đó hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của trẻ em. 

Tuy vậy nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chủ quan khi cho rằng trẻ em bị sâu răng hàm sữa và có thể mọc lại được, điều này đã dẫn tới tình trạng trẻ em bị sâu răng hàm ngày một gia tăng hiện nay. 

Theo tài liệu Răng – Hàm – Mặt, bệnh sâu răng không phát triển đều đặn suốt đời, thường gặp ở độ tuổi từ 4-8. Giai đoạn này răng sữa của trẻ bị sâu nhiều. Giai đoạn 11 đến 19 tuổi các răng vĩnh viễn bắt đầu có dấu hiệu sâu. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý chăm sóc răng miệng bé trong giai đoạn từ 10 tuổi.

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?

Như đã nói ở trên răng hàm đóng vai trò quan trọng nhưng cũng rất dễ bị vi khuẩn tấn công từ đó gây tổn thương và dần dần sẽ làm mất chức năng vốn có của nó. Chính vì điều này khiến nhiều người hoang mang liệu khi trẻ bị sâu răng hàm thì nó có mọc lại răng mới được không. Để trả lời cho câu hỏi này thì chúng ta sẽ xét tới hai trường hợp sau: 

Nhóm răng hàm có thể mọc lại

Vị trí của răng hàm lần lượt là 4,5,6,7,8. Với răng hàm số 4 và 5 thuộc bộ nhóm răng sữa, Khi trẻ đạt lứa tuổi từ 6 đến 12 răng ở vị trí này thường sẽ rụng và mọc lên răng vĩnh viễn, tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian thay răng cũng khác nhau. Tuy nhiên khi trẻ em bị sâu răng hàm sữa ở vị trí này phụ đưa con tới để theo dõi và có hướng điều trị phù hợp, tránh tình trạng ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này.

Nhóm răng hàm không thể mọc lại 

Khác với  răng số 4 và 5 thì các răng ở vị trí 6, 7, 8 được gọi là răng hàm lớn một khi đã bị rụng đi bởi bất kỳ lý do nào sẽ không mọc lại nữa. Những loại răng này được xem là răng vĩnh viễn và không nằm trong bộ răng sữa, vì vậy sẽ không có răng thay thế khi bị rụng đi. Đặc biệt răng hàm lớn thứ nhất (hay còn gọi là răng số 6) răng sáu tuổi mọc, cùng tồn tại với các răng sữa nên phụ huynh dễ nhầm răng số 6 là răng sữa – có khả năng thay thế và không chăm sóc đúng mức.

Răng hàm lớn số 6, 7, 8  đóng vai trò chính trong việc nhai thức ăn do vậy nếu không được giữ gìn và vệ sinh đúng cách sẽ rất dễ bị tổn thương dẫn đến sâu răng. Hiện nay răng hàm trẻ em thường bị sâu ở vị trí này, nếu không được phát hiện sớm và can thiệp y tế thì rất khó giữ được răng hàm cho trẻ.

Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì?

Có rất nhiều những câu hỏi từ các mẹ gửi về như: “bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao?” “Bé 8 tuổi sâu răng hàm phải làm thế nào?” … Đối với tình trạng trẻ em bị sâu răng hàm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, chính vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng sâu răng hàm sẽ có hiệu quả tốt hơn. Tùy mức độ và giai đoạn sâu răng thì chúng ta có những giải pháp khác nhau cụ thể là: 

  • Nếu như tình trạng sâu răng mới chớm thì việc điều trị đơn giản nhất được các nha sĩ thực hiện là trám răng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra việc kết hợp khử trùng và sát khuẩn răng miệng sẽ bằng những liệu pháp thiên nhiên cũng là một biện pháp tích cực ở giai đoạn này . 
  • Nếu như chiếc răng sâu đã hư hỏng nặng nề thì lựa chọn bỏ chiếc răng hàm đã sâu sẽ được bác sĩ tính tới nhằm giúp trẻ em giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên phụ huynh cần lựa chọn những cơ sở y tế có uy tín để được các nha sĩ giỏi thực hiện với những công nghệ hiện đại về nha khoa, từ đó tránh ảnh hưởng tới cấu trúc răng hàm trẻ em về sau. 

Hướng dẫn các bước đánh răng chuẩn phòng trẻ bị sâu răng

Bên cạnh tham khảo kiến thức về bệnh sâu răng, phụ huynh cần trang bị thêm các bước hướng dẫn bé đánh răng đúng, giúp loại bỏ tối đa các mảng bám thức ăn trên bề mặt răng, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày.

Dưới đây là hình ảnh hướng dẫn các bước đánh răng đúng, mời phụ huynh tham khảo:

Hướng dẫn đánh răng đúng cách
Hướng dẫn đánh răng đúng cách

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và giải đáp thắc mắc phải làm gì khi trẻ bị sâu răng hàm? Hiện nay hệ thống Phòng Khám Nha Khoa Công Nghệ Novodont tiên phong ứng dụng 4.0 trong việc khám, tư vấn, điều trị sâu răng hàm đang là điểm đến tin cậy của rất nhiều gia đình Việt Nam. Các bác sĩ giỏi tại đây kết hợp với công nghệ nha khoa hiện đại sẵn sàng gửi trọn niềm tin trong hành trình sở hữu nụ cười đẹp và khỏe mạnh cho trẻ.

Để nhận tư vấn, thăm khám về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, phụ huynh đừng quên để lại thông tin tại Đăng ký tư vấn hoặc liên hệ đến hotline 0796.232.333 nhé.

Một bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.