Mất răng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng nhai của người mắc. Tuy nhiên, hiện nay nhờ vào phương pháp trồng răng implant toàn hàm bạn có thể khắc phục tình trạng mất răng hiệu quả, phục hồi khả năng nhai, đem lại nụ cười tự tin. Vậy bạn đã biết gì về phương pháp này chưa? Nếu chưa hãy cùng xem những thông tin hữu ích mà Novodont chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Trồng răng implant toàn hàm là gì?
Mất răng toàn hàm do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên nếu không được phục hình nhanh chóng sẽ gây bất tiện trong sinh hoạt và mất thẩm mỹ. Hiện nay, phương pháp trồng răng implant toàn hàm được nhận định là phương pháp hiện đại nhất trong việc phục hình răng đã bị mất vĩnh viễn.
Cấy ghép trụ implant toàn hàm gồm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu với hàm tạm cố định và giai đoạn sau cùng với hàm sứ hoàn thiện. Dựa theo số lượng trụ implant cấy ghép, cấy ghép implant toàn hàm được chia làm 2 loại, gồm:
Trồng răng implant toàn hàm All on 4
Phương pháp cắm implant toàn hàm all on 4 là phương pháp sử dụng 4 trụ implant cấy ghép vào hàm. Trong đó, 2 trụ cắm ở vị trí răng số 2, 2 trụ còn lại cắm ở vị trí răng số 5 với góc nghiêng lên tới 45 độ.
Đây là phương pháp tốt nhất giúp đảm bảo lực tác động được trải đều ở xương hàm. Phương pháp này thường được áp dụng với hàm dưới và các răng hàm trên có độ cứng cao.
Trồng răng implant toàn hàm All on 6
All on 6 là phương pháp sử dụng 6 trụ implant cấy ghép vào hàm. Phương pháp này thường được áp dụng với tình trạng mất răng toàn hàm trên và những răng hàm dưới quá yếu.
Tương tự nhưng all on 4, với all on 6 các bác sĩ sẽ cấy thêm 2 trụ implant vào răng hàm giúp nâng đỡ hàm phía trên chắc chắn hơn, đảm bảo chức năng nhai và hạn chế tình trạng tiêu xương.
2. Ưu điểm phương pháp trồng răng implant toàn hàm
Hiện nay, trồng răng implant toàn hàm được đông đảo người lựa chọn sử dụng, được các bác sĩ chuyên gia tin tưởng. Tại sao lại như vậy? Cùng điểm qua những ưu điểm vượt trội của phương pháp này dưới đây:
Răng có độ thẩm mỹ tự nhiên
Một ưu điểm nữa của phương pháp đó chính là độ tự nhiên của răng. Nếu nhìn bình thường khó có thể phân biệt được là răng thật hay răng sứ. Do đó làm nâng cao tính thẩm mỹ, cải thiện sự tự tin trong giao tiếp. Trồng răng implant toàn hàm cũng giúp khắc phục tình trạng món, sụp cơ mắt hay các nếp nhăn quanh môi.
Cải thiện tốt chức năng nhai, độ bền cao
Độ bền cao là một trong những ưu điểm của trồng răng implant toàn hàm. Với điều kiện chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên, tuổi thọ của implant có thể duy trì khá lâu. Khi cần sửa chữa hay vệ sinh định kỳ chỉ cần tháo ra mà không cần phá bỏ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của răng miệng.
Trồng răng implant toàn hàm hoàn toàn có thể cải thiện chức năng nhai, thay thế hoàn toàn răng thật giúp bạn ăn uống tốt hơn.
3. Trồng răng implant toàn hàm phù hợp với đối tượng nào?
Trồng răng implant toàn hàm được áp dụng với những trường hợp mất răng, điển hình như:
- Người bị mất răng toàn bộ 1 hàm hoặc 2 hàm.
- Người bị mất răng toàn hàm nhưng không muốn sử dụng biện pháp làm cầu răng hoặc dùng hàm tháo lắp.
- Người bị bệnh lý nha chu phải nhổ toàn bộ hàm răng.
- Người có răng bị sâu vỡ toàn bộ hay răng lung lay toàn bộ được chỉ định nhổ bỏ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi tình trạng của răng không đủ ổn định, các tình huống sau đây không phù hợp để tiến hành cấy ghép implant:
- Đối với trẻ em dưới 18 tuổi có cấu trúc xương hàm không phù hợp cho quá trình cấy ghép implant.
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc những người có xương hàm bị biến dạng nghiêm trọng và không thể khôi phục được.
- Đối với bệnh nhân không thể cai thuốc lá hoặc tiêu thụ rượu bia trong quá trình thực hiện điều trị.
4. Cấy ghép implant có an toàn không? Một số rủi ro có thể gặp phải
Hiện nay, cấy ghép implant là phương pháp được chứng minh là an toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe vì implant được làm từ titan, không gây phản ứng không mong muốn tới xương hàm và cơ thể.
Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có thể xảy ra biến chứng. Các biến chứng có thể xảy ra khi sử dụng phương pháp cấy implant toàn hàm như:
Chảy máu kéo dài
Thông thường chảy máu chỉ xảy ra trong vòng 1- 2 ngày sau cấy ghép. Đây là do vùng da cấy ghép mỏng hoặc do bị nhiễm trùng. Bạn có thể cầm máu bằng cách sử dụng 1 miếng gạc đặt lên vùng cắm implant trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu kéo dài mà không có dấu hiệu ngừng lại thì đó là biến chứng sau cấy ghép implant. Bạn cần gặp bác sĩ để được kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng và sưng tấy vùng cấy ghép implant
Đây là những biến chứng thường gặp khi cấy implant. Nguyên nhân là do vệ sinh răng miệng sai cách sau khi cấy khiến thức ăn thừa dính vào trụ implant gây nhiễm trùng. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài có thể dẫn tới tiêu xương, trụ implant không còn vững chắc.
Tiêu xương tại cổ implant
Biến chứng này sẽ khiến phần trụ implant bị lộ ra, gây mất thẩm mỹ. Nếu không được xử lý kịp thời, sẽ khiến trụ implant bị lung lay, gây ra tình trạng viêm lợi, hôi miệng và gây ảnh hưởng tới các răng bên cạnh.
Hầu hết các biến chứng xảy ra sau khi trồng răng implant toàn hàm đều tới từ việc vệ sinh răng miệng sai cách hoặc kỹ thuật của bác sĩ nha khoa không đảm bảo. Do đó, việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để trồng răng mất toàn hàm là hết sức quan trọng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về implant toàn hàm. Để thăm khám sức khỏe răng miệng cũng như tư vấn chi tiết và đánh giá có thể trồng răng toàn hàm được không, hãy liên hệ ngay với Novodont qua hotline: 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc đăng ký tư vấn để đặt lịch hẹn với chuyên gia và bác sĩ tại Nha khoa Novodont qua Form dưới đây.