8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Giải đáp chuẩn nha khoa

5/5

Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Chính là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh hiện nay.  Răng hàm đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc nhai thức ăn, đồng thời giúp cho cấu trúc của xương hàm cân đối. Vậy khi trẻ bị sâu, rụng răng hàm thì có mọc lại được không? Cùng Hệ thống Phòng Khám Nha Khoa Công Nghệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tổng Quan Về Việc Trẻ 5 Tuổi Bị Sâu Răng Hàm

Răng Hàm Là Gì?

Trước khi tìm hiểu về bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa răng hàm nhé.

Răng hàm chính là chiếc răng mọc trong cùng của hàm răng với chức năng chính là nhai, nghiền thức ăn, giúp cho thức ăn được làm nhỏ ra để hỗ trợ cho việc tiêu hoá được tốt hơn, cơ thể được hấp thụ toàn bộ dưỡng chất. Dưới đây là bảng gọi tên răng, vị trí của răng hàm.

Răng hàm là răng nào? Cách gọi tên răng
Răng hàm là răng nào? Cách gọi tên răng theo vị trí

Độ Tuổi Mọc Răng Hàm Sữa Ở Trẻ Em

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, trẻ em có độ tuổi từ 6 tháng trở lên sẽ bắt đầu quá trình mọc răng. Quy trình mọc răng sẽ bắt đầu từ những chiếc răng cửa, răng nanh và tiếp đó là răng hàm. Khi trẻ được 6 tuổi, những chiếc răng sữa rụng sẽ giúp cho răng hàm được mọc lên.

Vậy nguyên nhân nào làm cho bé 5 tuổi bị sâu răng cấm? Cùng xem nhé!

Nguyên Nhân Dẫn Đến Việc Trẻ Em Bị Sâu Răng Hàm Sữa

Tại sao trẻ 5 tuổi bị sâu răng hàm? Bố mẹ cũng xem để hiểu nguyên nhân nhé!

  • Thức ăn còn sót lại sau khi ăn, kết hợp cùng với nước bọt sẽ tạo ra những mảng bám. Khi bé ăn những thức ăn từ tinh bột và đường, thì sẽ kết hợp cùng với mảng bám, từ đó tạo ra acid. Chất này làm bào mòn đi những chất vô cơ của men răng, dẫn đến tình trạng sâu răng.
  • Nguyên nhân thứ hai và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây sâu răng hàm ở bé chính là thói quen ăn uống, bởi bé sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo,…
  • Ngoài ra, khi răng hàm bắt đầu sâu nhưng lại chủ quan không điều trị thì sẽ làm cho tình trạng sâu răng ngày càng nghiêm trọng hơn

Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến trên, một số nghiên cứu y khoa thông tin: Sâu răng hàm do

  • Men răng: Ảnh hưởng đến các giai đoạn tiến triển của bệnh sâu răng. Men răng xấu hay kém khoáng hóa dễ bị huỷ khoáng dễ dẫn đến sâu.
  • Hình thể răng: Nếu răng có hố rãnh sâu cũng dẫn đến tăng nguy cơ sâu răng, do mảng bám ở các rãnh sâu khó có thể làm sạch hoàn toàn. Ngoài ra, hình dạng răng có sự đặc biệt như răng dính, núm phụ… cũng làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
  • Vị trí răng: Răng mọc lệch lạc, chen chúc làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám. Từ đó dẫn đến răng bị viêm và sâu.
  • Nước bọt cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng nói chung và sâu răng hàm ở trẻ 5 tuổi nói riêng. Tài liệu y khoa thông tin, dòng chảy và tốc độ chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự
    nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Bên cạnh đó, nước bọt có vai trò như một hàng rào bảo vệ men răng khỏi pH nguy cơ, đề kháng với sâu răng, nguồn cung cấp các chất khoáng, hỗ trợ quá trình tái khoáng để răng có thể phục hồi các tổn thương khi bị sâu răng sớm.
Hình ảnh trẻ bị sâu răng hàm
Hình ảnh trẻ bị sâu răng hàm

Tác Hại Khi Răng Hàm Trẻ Em Bị Sâu

Như chúng ta đã biết, chức năng chính của những chiếc răng hàm là nghiền nát thức ăn. Vậy tác hại thế nào khi răng hàm trẻ em bị sâu?

  • Răng hàm bị sâu sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng nhai thức ăn, từ đó, hệ tiêu hoá sẽ bị ảnh hưởng bởi vì không hấp thụ tốt thức ăn.
  • Hệ tiêu hóa gặp khó khăn sẽ làm cho trẻ dần chán ăn, bỏ bữa. 
  • Tình trạng sâu răng nặng sẽ làm cho bé có cảm giác khó chịu, đau nhức vùng răng
  • Ngoài ra, răng hàm bị sâu sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc hoàn thiện cấu trúc răng của trẻ, một số trường hợp có thể gây mất răng.
Trẻ bị sâu răng hàm ảnh hưởng đến hoàn thiện cấu trúc răng
Trẻ bị sâu răng hàm ảnh hưởng đến hoàn thiện cấu trúc răng

Trẻ Bị Sâu Răng Hàm Có Mọc Lại Không?

Sau khi tìm hiểu về những nguyên nhân cũng như tác hại của việc sâu răng hàm. Vậy trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?

  • Răng hàm thường sẽ nằm ở vị trí số 4,6,6,7,8 ở khung hàm. Theo nghiên cứu, vị trí răng số 4 và số 5 sẽ rụng khi bé được 6-12 tuổi. Nếu răng số 4 và 5 bị rụng trước thời gian đó thì sẽ có khả năng mọc lại. Quá trình mọc răng hàm sẽ phụ thuộc vào thể trạng của mỗi bé.
  • Đối với trường hợp răng hàm số 6,7,8 rụng thì có thể sẽ vĩnh viễn không mọc lại. Bởi vì đây chính là những chiếc răng trưởng thành và không thay được như vị trí số 4,5.

Bé 5 Tuổi Bị Sâu Răng Hàm Phải Làm Sao?

Đối với thắc mắc khi bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao, những chuyên gia khuyên rằng, không nên tiến hành nhổ răng, ngoài những trường hợp sau:

  • Răng hàm của bé bị nhiễm trùng ở chân răng, thiếu men răng và bị áp xe ổ răng. Răng bị sâu và tủy chết hoàn toàn, gây ra các nguy cơ cao về nhiễm trùng
  • Răng hàm bị sâu nặng, tiến hành điều trị rất nhiều lần nhưng vẫn không giảm thì nên cân nhắc để nhổ bỏ để không bị lây sang các răng khác
Răng hàm bị sâu vào tủy
Răng hàm bị sâu vào tủy

Phương Pháp Điều Trị Trẻ 5 Tuổi Bị Sâu Răng Hàm

Nếu răng hàm trẻ thường xuyên đau nhức, ê buốt, thấy rõ lỗ sâu trên bề mặt, có thể bé bị sâu răng ăn vào tủy. Gợi ý phụ huynh tìm hiểu chi tiết dấu hiệu, các giai đoạn và hướng điều trị của tình trạng trẻ bị sâu răng vào tủy.
  • Trước tiên, khi thấy con có các biểu hiện đau nhức răng, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện nha khoa để được chẩn đoán, thăm khám
  • Thực hiện phương pháp tái khoáng răng sâu: Đối với răng chỉ mới sâu thì cần tái khoáng răng cho bé. Đối với các trẻ 5 tuổi, phương pháp này sẽ không gây đau, nhức hay các vấn đề khó chịu trong quá trình điều trị
  • Trám răng: Khi tình trạng sâu răng nặng hơn thì ba mẹ nên lấy tủy răng và trám lại lỗ sâu để bỏ đi vi khuẩn triệt để. Với phương pháp nha khoa kỹ thuật số sẽ giúp cho việc trám răng được trở nên an toàn và nhanh chóng hơn.

Trên đây là những thông tin về việc Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao? Hệ thống phòng khám nha khoa công nghệ Novodont với phương pháp nha khoa kỹ thuật số tư vấn, khám và điều trị cá nhân hóa. Ứng dụng công nghệ trong thăm khám và điều trị với mục tiêu can thiệp tối thiểu – hiệu quả tối đa.

Để nhận lịch tư vấn và thăm khám, điều trị các vấn đề về răng miệng, bạn đừng quên liên hệ hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc đăng ký tư vấn nhé.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

Pin Up Casino İndir Türkiye

Содержимое Pinup Casino Indir Pin Up Erişim Yolları Pin-Up Casino Erişimi Pin Up Casino Apk Indir Pin Up Casino Indir: Akıllı Telefon Uygulamasını Indirin Pinup

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.