8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Dấu hiệu nhận biết sún răng ở trẻ em: Hướng điều trị hiệu quả là gì?

5/5

Sún răng ở trẻ là vấn nạn phổ biến của hầu hết các bé nhỏ tuổi do men răng yếu và ý thức vệ sinh chưa tốt. Vậy thế nào là sún răng? Cách xử lý khi em bé bị sún răng là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Sún răng ở trẻ em và cách điều trị

Sún răng ở trẻ em và cách điều trị

1. Sún răng là gì?

Sún răng là tình trạng ở nhóm răng cửa sữa trên, có đặc điểm răng đen, tiêu cụt dần nhưng không đau (chỉ đau khi có biến chứng viêm quanh cuống).

Hầu hết em bé bị sún răng thường rất dễ nhận biết khi thấy xuất hiện những mảng bám đen ở răng của của bé, thể tích răng trở nên ít dần đi. Dưới đây là hình ảnh bé bị sún răng giúp bạn dễ hình dung hơn:

Hình ảnh bé bị sún răng

Hình ảnh bé bị sún răng

2. Nguyên nhân trẻ bị sún răng

Sún răng (hay sâu răng) bắt nguồn từ 4 yếu tố: chế độ ăn uống, sự nhạy cảm của răng, vi khuẩn và thời gian.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ 15 tháng nhưng đã bị mủn răng

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây sún răng trẻ em:

  • Bé ăn nhiều đồ ăn nhanh, đồ ngọt, nước uống có gas,… với thói quen ngậm lâu
  • Bé không vệ sinh răng miệng thường xuyên, đặc biệt là không đánh răng trước khi đi ngủ. Hoặc đánh răng xong vẫn ăn uống
  • Răng thiếu canxi làm yếu men răng do sinh non, lạm dụng kháng sinh, chế độ dinh dưỡng có nhiều chất gây phá hủy men răng
  • Răng dễ tổn thương do bẩm sinh men răng yếu, thiếu canxi và flour
  • Khi mang thai, mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh làm ảnh hưởng tới việc phát triển răng của trẻ
  • Đặc biệt, việc em bé ăn kẹo bị sâu răng là nguyên nhân chính gây sún răng ở nhiều bé
Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ

Nguyên nhân gây sún răng ở trẻ

3. Dấu hiệu sún răng ở trẻ em

Cha mẹ cần chú ý theo dõi, nếu răng bé xuất hiện 1 trong những dấu hiệu sau đây thì rất có thể bé đang bị sún răng:

  • Thể tích răng bị ít dần đi, có thể là ăn mòn tới tận chân răng
  • Răng cửa của bé có mảng bám ố vàng, xỉn màu, đen kịt
  • Bề mặt răng rỗ, không còn mịn, sáng màu
  • Men răng tiêu biến, để lộ ra chân răng, ngà răng gây đau nhức, buốt nhói khi ăn

4. Tác hại của việc sún răng ở trẻ

Có thể nhiều phụ huynh nghĩ trẻ bị sâu răng sữa không đáng lo ngại vì trước sau răng sữa cũng bị rụng đi để răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, việc sâu răng, sún răng cũng sẽ khiến bé mắc phải nhiều hệ quả xấu về cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống như:

Gây khó khăn cho khả năng ăn nhai của bé

Thông thường răng sún khiến thân răng bị bào mòn ít nhiều làm tăng áp lực cho nướu. Từ đó gây đau nhức, khó khăn trong quá trình nghiền nát thức ăn.

Hơn nữa, nướu và răng sẽ phải chịu những cơn đau dai dẳng. Rất có thể đây là nguyên nhân khiến bé trở nên biếng ăn, bỏ ăn.

Trẻ bị sưng nướu răng, có thể gây mủ: Phụ huynh tham khảo tìm hiểu nguyên nhân và phòng ngừa

Ảnh hưởng tới chất lượng phát âm của bé

Khi răng bị sún cũng sẽ kéo theo cấu trúc cung hàm thay đổi phần nào. Từ đó gây ảnh hưởng đến việc tập nói, phát âm của bé. Nhiều bé chậm nói, ngọng cũng do sún răng gây nên.

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức

Hầu hết các bé khi bị sâu răng thường bị đau nhức, buốt, ớn lạnh thường xuyên. Nên có rất nhiều bé khóc đêm, suy nhược cơ thể cũng vì nguyên nhân này.

Gây ra một số căn bệnh nguy hiểm khác

Có thể bạn chưa biết, hiện tượng răng bé bị sún cụt viêm tủy đang trở nên báo động ở các bé dưới 10 tuổi. Mỗi năm có hàng triệu bé phải điều trị tủy, viêm nha chu,… do vi khuẩn sún răng gây ra.

Khiến hơi thở có mùi, hôi miệng

Sún răng hoặc sâu răng đều có nguyên nhân cốt lõi từ việc hình thành, tích tụ vi khuẩn phá hủy men răng và bào mòn răng. Cũng chính vì những vi khuẩn này sẽ làm cho hơi thở của bé có mùi hôi, khó chịu.

Sún răng và viêm lợi là 2 bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ em. Phụ huynh tìm xem thêm những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em để nhận biết và phòng ngừa cho trẻ.

5. Trẻ bị sún răng phải làm sao?

Trẻ bị sún răng sữa phải làm sao? Cách trị sún răng cho bé? 

Theo tài liệu chuyên ngành Răng – Hàm – Mặt, nguyên tắc chung trong điều trị trẻ bị sún răng, sâu răng là:

– Làm ngừng mức độ sún răng.
– Tạo hình lại tổn thương sâu răng để đảm bảo chức năng ăn, nhai và thẩm mỹ.
– Ngăn chặn tác hại và biến chứng của sún răng.

Vì vậy, khi trẻ bị sún răng, phụ huynh nên ưu tiên đưa bé đi khám tại các nha khoa uy tín. Dưới đây là 2 cách điều trị phổ biến tại nha khoa khi trẻ bị sún răng. 

Nếu răng sún là răng sữa chưa thể nhỏ bỏ và chỉ sâu nhẹ

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ và bé cách vệ sinh răng miệng. Đồng thời kê toa thuốc giảm đau khi thực sự cần thiết và có thể trám răng để duy trì khả năng ăn nhai của bé.

Nếu răng sún nặng

Trong trường hợp răng sâu nặng, đã mất hơn ½ thân răng, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với bé. 

Ngoài ra, chúng tôi gợi ý bạn tham khảo thêm cách điều trị sún răng trong dân gian. 

Nội dung hữu ích: Thứ tự mọc răng chuẩn của trẻ, nên tìm hiểu khi bé đã được 4 đến 6 tháng tuổi.

Cho bé súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý

Cha mẹ cần hướng dẫn bé cách súc miệng bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần/1 ngày (trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy). Thậm chí, bạn có thể nhắc bé súc miệng sau mỗi bữa ăn để tăng khả năng diệt khuẩn và hình thành mảng bám.

Nước muối sinh lý tuy có tính kháng khuẩn, ngừa viêm cao nhưng lại không gây hại cho men răng như kem đánh răng, nước súc miệng hóa học nên bạn có thể yên tâm cho bé sử dụng thường xuyên mỗi ngày.

Sử dụng lá trầu không để sát khuẩn

Trầu không cũng có khả năng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm nên cha mẹ có thể sử dụng theo 2 cách sau để điều trị sâu răng và bảo vệ răng cho bé:

  • CÁCH 1. Rửa sạch lá trầu không, sau đó nhã nhuyễn đắp vào chỗ răng sâu của bé. Việc này làm giảm đau nhức và diệt khuẩn hiệu quả.
  • CÁCH 2. Đun sôi lá trầu không với nước sạch cho bé súc miệng sẽ làm giảm lượng vi khuẩn, mảng bám tích tụ gây sún răng, hôi miệng.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc,đề xuất bạn liên hệ Nha khoa Novodont qua hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc nhắn tin tới Fanpage Nha khoa công nghệ Novodont hoặc Đăng ký tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Novodont sẽ tư vấn, phân tích chi tiết vấn đề và phương pháp điều trị cho bạn.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.