8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Tìm hiểu thời gian và thứ tự mọc răng của bé (kiến thức chuẩn)

5/5

Thứ tự mọc răng của bé là điều cha mẹ cần nắm rõ để có thể theo dõi và chăm sóc, vệ sinh răng miệng phù hợp. Vậy bài viết này sẽ giúp bạn biết được thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh và tư vấn thêm những điều cần lưu ý về dấu hiệu nhận biết cũng như cách chăm sóc tốt nhất.

1. Trẻ em thường bắt đầu mọc răng từ khi nào?

Thông thường, sau 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Tuy nhiên, có một số trẻ mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn thời điểm này. Điều đó có nguyên nhân do cơ địa, gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, cấu trúc răng,… Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý rằng thời điểm mọc răng của bé không chênh lệch quá 1 năm. Nếu trường hợp này xảy ra cần đưa bé tới bác sĩ nha khoa để kiểm tra và đưa ra phương án điều trị sớm nhất có thể.

Ngoài ra, thời gian mọc răng có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ còi xương thường mọc răng chậm hơn so với bình thường.

2. Thứ tự mọc răng của bé

Một người bình thường sẽ có 2 giai đoạn mọc răng. Răng sữa mọc khi còn sơ sinh và sau đó rụng đi để thay bằng răng vĩnh viễn. Dưới đây là thứ tự mọc răng của trẻ nhỏ:

2.1. Thứ tự mọc răng sữa của trẻ nhỏ

Thứ tự mọc răng của bé: Thời gian mọc răng sữa ở trẻ
Thời gian mọc răng sữa ở trẻ

Răng sữa sẽ bắt đầu mọc từ sau 6 tháng tuổi. Răng sữa có tác dụng giúp trẻ phát âm tốt, hỗ trợ hệ tiêu hóa, đảm bảo thẩm mỹ cho gương mặt, định hình vị trí của răng vĩnh viễn và cấu trúc xương hàm,…

Thông thường, quy trình mọc răng sữa của trẻ sẽ theo thứ tự sau:

  • Răng cửa thứ nhất của hàm dưới: Thường mọc khi bé đạt 6 đến 6,5 tháng tuổi. 
  • Răng cửa thứ nhất của hàm trên: Mọc khi con được 7,5 tháng. 
  • Răng cửa thứ 2 của hàm dưới: Mọc khi bé đạt 7 tháng tuổi. 
  • Răng cửa thứ 2 của hàm trên: Mọc khi con tròn 8 tháng tuổi. 
  • 2 răng cửa bên hàm trên: Mọc khi bé khoảng 9 đến 13 tháng tuổi. 
  • 2 răng cửa bên hàm dưới: Mọc khi con 10 đến 16 tháng tuổi.
  • 2 răng nanh hàm trên: Mọc khi bé được 16 đến 22 tháng tuổi. 
  • 2 răng hàm bên dưới: Mọc vào thời điểm trẻ từ 14 đến 18 tháng tuổi.
  • 2 răng nanh hàm dưới: Mọc khi con đạt 17 đến 23 tháng tuổi. 
  • 2 răng hàm dưới mọc vào thời điểm bé từ 23 đến 31 tháng tuổi. 
  • 2 răng hàm trên của bé mọc vào khoảng thời gian từ 25 đến 33 tháng tuổi. 

Như vậy, suốt quá trình từ 6 tháng đến 3 năm tuổi, trẻ sẽ mọc hoàn thiện tới 20 chiếc răng sữa. Việc răng sữa rụng sớm hoặc bị nhổ bỏ trước khi bé 3 tuổi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và cấu trúc cung hàm của bé sau khi mọc răng vĩnh viễn. Nên trước khi quyết định nhổ bỏ hoặc răng sữa bị mất trước khi bé 3 tuổi cần thăm khám kỹ với nha sĩ để đưa ra phương pháp tốt nhất.

Đặc điểm của mọc răng sữa ở trẻ:

  • Răng hàm dưới sẽ bắt đầu mọc trước, hàm trên mọc sau.
  • Bé gái có xu hướng mọc răng sữa sớm hơn bé trai.
  • Các răng thường mọc đối xứng hai bên.

2.2. Thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé

Và sau khi bé đạt 6 tuổi và răng sữa đã mất dần, răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc theo thức tự sau:

  • Từ 6 đến 7 tuổi: Bé sẽ thay 4 chiếc răng cửa, bao gồm 2 răng ở hàm trên và 2 răng hàm dưới. 
  • Từ 7 – 8 tuổi: Trẻ sẽ thay tiếp 4 chiếc răng cửa bên, bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. 
  • Từ 9 – 10 tuổi: Con sẽ thay 2 chiếc răng cách răng cửa một vị trí.
  • Sau đó, răng vĩnh viễn sẽ tiếp tục mọc theo thứ tự sau: Mọc 2 chiếc răng nanh cửa hàm dưới, rồi đến 2 răng nanh phía trên, 2 răng hàm sát với răng nanh và cuối cùng là bé sẽ thay 2 răng hàm trên vào năm 12 tuổi. 
Thứ tự mọc răng của bé: Thời điểm mọc vĩnh viễn ở trẻ
Thứ tự mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

Vậy khi bé mọc răng thì sẽ có những biểu hiện gì?

3. Dấu hiệu trẻ đang bắt đầu mọc răng 

Trong suốt quá trình bé mọc răng, phụ huynh cần đặc biệt theo dõi sát sao để nắm được những dấu hiệu cũng như thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé và hỗ trợ quá trình mọc răng được hiệu quả nhất có thể.

Bé mọc răng thường có những dấu hiệu sau:

  • Chảy nước dãi nhiều
  • Hay cáu kỉnh, nóng giận
  • Quấy khóc thường xuyên
  • Ho nhiều
  • Đau răng, đau nướu
  • Có xu hướng thích nhai, gặm, cắn móng tay, cắn các đồ vật xung quanh và mút tay nhiều hơn
  • Nước bị sưng đỏ
  • Lười ti, thậm chí là bỏ bú, bỏ ăn
  • Hay quấy đêm do khó ngủ
  • Sốt cao
  • Toàn thân: sốt, rối loạn tiêu hóa, trẻ quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao hơn 38 độ trong thời gian kéo dài hoặc có kèm theo tiêu chảy thì cần đưa đến bác sĩ sớm nhất. Vì có thể trẻ đã mắc phải những bệnh lý khác mà không phải mọc răng.

4. Bí quyết chăm sóc trẻ mọc răng

Khi trẻ bắt đầu và trong suốt quá trình mọc răng, cha mẹ cần giúp bé chăm sóc cả về vệ sinh răng miệng và bổ sung dinh dưỡng giúp quá trình mọc răng tối ưu nhất có thể.

Thời điểm mọc răng sữa, bé có thể bị sốt, quấy khóc, phụ huynh  chú ý để chăm sóc bé đúng cách
Thời điểm mọc răng sữa, bé có thể bị sốt, quấy khóc, phụ huynh chú ý để chăm sóc bé đúng cách

4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé

Khi bé bắt đầu có những dấu hiệu mọc răng, cha mẹ cần giúp bé vệ sinh răng miệng (nếu bé chưa có khả năng tự vệ sinh) hoặc dạy bé vệ sinh răng miệng đúng cách nếu bé đã biết tự vệ sinh.

Cụ thể, nên tập cho bé thói quen đánh răng 2 lần/1 ngày, mỗi lần từ 3-5 phút.

Ngoài ra, nên dặn bé không nên ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn có đường. Đặc biệt là không ăn sau khi đã đánh răng và trước khi đi ngủ.

4.2. Trẻ đang mọc răng cần bổ sung những nào dinh dưỡng nào?

Khi bé mọc răng thường chịu những cơn đau nhức kéo dài khiến bé bỏ ăn liên miên. Điều cần nhất lúc này là giúp bé hạ sốt (nếu có) và bổ sung 4 nhóm thực phẩm sau: chất bột, chất đạm, chất béo, rau xanh và chế biến những món bé thích.

Ngoài ra, nên tránh những thực phẩm cứng. Thay vào đó nên cho bé ăn những món ăn mềm như cơm nhão, bún, cháo, phở, thịt xay,…

Hơn nữa, cha mẹ cần bổ sung vào khẩu phần ăn của bé những thực phẩm giàu canxi như Trứng, sữa, phomai, tôm, cá, đậu… Nước trái cây, hoa quả tự nhiên cũng là loại thực phẩm được bác sĩ khuyên dùng cho trẻ em đang trong giai đoạn mọc răng.

5. Phải làm gì khi bé mọc răng không đúng thứ tự hoặc gặp phải những tình trạng xấu?

Trên thực tế, thứ tự mọc răng của trẻ con có thể gặp phải những tình trạng sau:

  • Mọc răng không tuân theo thứ tự và thời điểm hợp lý
  • Trong quá trình mọc răng bé bị viêm nướu, sốt cao kéo dài, đau nhức,…
  • Răng mọc lệch lạc, khi đến độ tuổi hợp lý cần phải nhổ răng, chỉnh nha,…

Với những thông tin trên, nhận thấy bé đang trong giai đoạn mọc răng sữa hay răng vĩnh viễn, bé bị sốt nhiều, hay quá độ tuổi bé chưa mọc răng… phụ huynh nên tham khảo đưa bé đi khám tại các Nha khoa để nắm bắt tình trạng mọc răng của trẻ.

Tại Hệ thống Nha khoa Công nghệ Novodont, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số mới trong khám và điều trị các bệnh lý về răng, giúp phụ huynh sớm phát hiện các vấn đề có thể gặp phải trong quá trình mọc răng của trẻ. Từ đó, phụ huynh có cách thức chăm sóc răng miệng trẻ đúng cách.

Để nhận tư vấn, thăm khám và chỉ dẫn chăm sóc răng miệng từ đội ngũ bác sĩ công nghệ, phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

Pin Up Casino İndir Türkiye

Содержимое Pinup Casino Indir Pin Up Erişim Yolları Pin-Up Casino Erişimi Pin Up Casino Apk Indir Pin Up Casino Indir: Akıllı Telefon Uygulamasını Indirin Pinup

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.