Móm nhẹ là như thế nào? Móm nhẹ là tình trạng xảy ra ở khoảng 5-10% dân số thế giới, khi hàm dưới hơi nhô ra phía trước so với răng ở hàm trên không quá 4mm. Tình trạng này, cũng được xem như là một loại sai lệch răng trong đó răng trên và dưới không khớp vào đúng vị trí khi bạn cắn ở mức độ nhẹ. Cách chữa móm nhẹ phổ biến hiện nay, giải đáp “Móm nhẹ có nên niềng răng không?” là nội dung bài viết dưới đây.
1. Móm nhẹ là như thế nào?
Cùng đội ngũ Nha khoa Novodont giải đáp câu hỏi “móm nhẹ là như thế nào?” ngay dưới đây.
Móm là hình thái của lệch lạc răng. Răng cửa trên nằm phía trong (sau) các răng cửa dưới khi ngậm hàm. Ở những bệnh nhân này môi trên bị lép (móm) do răng hoặc xương. Nếu nguyên nhân do răng (trường hợp đơn giản cắn chéo một vài răng) có thể can thiệp và điều trị bằng những khí cụ tháo lắp hoặc gắn cố định.
Móm nhẹ là khi hàm dưới hơi nhô ra phía trước so với răng ở hàm trên không quá 4mm. Khác với móm nhẹ, móm nặng là khoảng cách giữa hàm dưới và hàm trên lớn hơn 4mm. Đây là một dạng sai lệch khớp cắn mức độ nặng hơn, cụ thể là khớp cắn ngược mức độ nặng.
Bất kể mức độ nghiêm trọng của sai lệch khớp cắn là nặng hay nhẹ, việc điều trị móm vẫn thường được nha khoa khuyến nghị vì nếu việc chữa trị muộn thì cả răng và xương hàm đều bị ảnh hưởng gây nên tình trạng mất thẫm mỹ cho khuôn mặt, về lâu về dài còn ảnh hưởng đến hàm trên.
2. Nguyên nhân gây nên tình trạng móm nhẹ
Móm nhẹ là như thế nào? Hầu hết các trường hợp móm răng đều là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ít nhất một người lớn ở thế hệ trước (ông, bà, bố,mẹ,..) bị hoặc từng bị móm thì khả năng thế hệ sau của họ khả năng bị móm sẽ cao hơn.
Ngoài ra, móm nhẹ cũng được hình thành qua các thói quen xấu khi còn là trẻ nhỏ như: mút ngón tay cái, lạm dụng núm vú giả, thè lưỡi, bú bình quá lâu,..tuy nhiên khả năng này lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Để dễ dàng cho việc điều trị móm và tùy theo mức độ năng nhẹ của chúng. Các chuyên gia nha khoa đã chia chúng thành hai loại như sau:
2.1. Móm nhẹ là như thế nào?/ Móm do răng
Trường hợp mà cả hai khối xương hàm đều phát triển một cách bình thường nhưng nhóm răng hàm dưới lại hơi nhô ra ở khoảng cách nhỏ so với hàm trên, gọi là móm nhẹ do răng
2.2. Răng móm nhẹ do hàm
Móm nhẹ ở hàm là khi xương hàm trên hơi ngắn và không phát triển đúng cách hoặc hàm dưới hơi nhô ra gây mất cân đối giữa cằm và mặt.
3. Móm nhẹ là như thế nào? Phương pháp chữa móm nhẹ
Nếu bạn chỉ bị móm nhẹ, tốt nhất nên điều trị sớm. Nếu không sớm điều trị, sẽ có các vấn đề tiềm ẩn sau này có thể mắc phải như:
- Gây khó khăn đối với khả năng cắn và nhai thức ăn đúng cách
- Các vấn đề về lời nói như nói lắp và nói ngọng
- Bị căng, đau mặt gây các tác động bất thường đối với hàm
- Tăng khả năng sâu răng
- Dễ mòn và nứt răng
- Khuôn mặt bị lệch, không hài hòa gây mất thẩm mỹ
Đội ngũ Nha khoa Novodont vẫn thường nhận được câu hỏi tư vấn như “ móm nhẹ có nên niềng răng không?” Thì câu trả lời là “Có”. Dưới đây là một vài phương pháp niềng phổ biến được nha khoa khuyến nghị điều trị khi bị móm nhẹ.
- Loại răng móm đầu tiên mà chúng ta sẽ thảo luận là răng móm nhẹ: Sử dụng thun và niềng răng để điều chỉnh khớp cắn.
- Loại răng móm thứ hai mà chúng ta sẽ thảo luận là răng móm vừa phải. Đối với tình trạng răng móm vừa phải, chỉ dùng thun là không đủ. Trong trường hợp này, bác sĩ Nha khoa có thể khuyên bạn nên nhổ răng vĩnh viễn để khắc phục khớp cắn. Thông thường, trong những trường hợp răng móm vừa phải, răng hàm dưới nhô ra quá xa về phía trước. Việc đóng khoảng trống sau khi nhổ răng có thể giúp khắc phục tình trạng này, giúp giảm độ nhô ra của các răng cửa.
- Với tình trạng răng móm nghiệm trọng, đánh giá chung phương án khắc phục là kết hợp nhổ răng và chỉnh nha. Một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể khuyên phẫu thuật hàm hoặc phẫu thuật chỉnh hình.
3.1. Chữa móm nhẹ bằng niềng răng mắc cài
Móm nhẹ là như thế nào? Tình trạng móm răng nhẹ do răng điều trị dễ dàng hơn rất nhiều so với móm ở hàm. Móm nhẹ ở răng có thể chữa trị bằng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại.
Niềng răng mắc cài kim loại là một kỹ thuật chỉnh nha truyền thống, có sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để tạo lực kéo, từ đó răng bị móm sẽ xoắn, đẩy và di chuyển răng của bạn thẳng hàng và dần dần dịch chuyển về đúng vị trí trên hàm. Sau khi hoàn thành việc điều trị chỉnh sửa khớp cắn bằng phương pháp niềng răng, bạn cũng cần đeo hàm duy trì để duy trì khớp cắn lâu bền và vĩnh viễn.
Phương pháp này cũng được áp dụng khi răng bị hô, mọc lệch lạc, chen chúc, khiến các tình trạng xảy ra ở răng trở nên đều và thẳng hàng hơn.
3.2. Chữa móm nhẹ bằng Invisalign (niềng răng trong suốt)
Việc niềng răng trong suốt gần như vô hình sẽ đáp ứng được nhu cầu cho những người không muốn bị lộ niềng răng. Tuy nhiên giá thành của chúng lại khá đắt đỏ so với niềng truyền thống.
Niềng răng invisalign được xem là một phương pháp chỉnh nha công nghệ hiện đại mới không những giúp cải thiện tình trạng của cấu trúc hàm răng mà còn đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho khách hàng trong thời gian niềng.
Máng niềng trong suốt được thiết kế riêng theo từng mẫu hàm của người tiếp nhận điều trị, giúp quá trình điều chỉnh răng diễn ra một cách suôn sẻ nhất.
Khi chuyển sang giai đoạn dịch chuyển răng mới thì khay niềng (được đánh số từ một đến khay cuối cùng) sẽ được thay đổi để phù hợp với các khớp cắn. Người tiếp nhận điều trị thường sẽ đeo tổng cộng khoảng tầm từ 20 đến 40 khay invisalign trong cả quá trình niềng, tùy thuộc vào độ lệch của răng.
Thông thường người bệnh sẽ sử dụng một khay trong vòng hai tuần và để đạt được kết quả tốt nhất thì cần phải đeo khay ít nhất 22 tiếng mỗi ngày. Sau mỗi lần thay thay như thế thì răng có thể dịch chuyển tầm 0,25mm tới vị trí mong muốn. Và cứ tiếp tục cho đến khi chúng vào nếp và đạt được kết quả như mong muốn.
3.3. Phẫu thuật hàm móm
Khi gặp vấn đề móm do hàm thì sẽ cần đến việc phẫu thuật để chỉnh sửa lại khớp cắn ngược. Dưới đây là quy trình phẫu thuật hàm móm (theo tài liệu “Nha khoa cơ bản):
- Khám, làm bệnh án.
- Chụp phim: Panorex, Cephalo, Face.
- Chụp ảnh thẳng, nghiêng, trong miệng
- Xét nghiệm máu: công thức máu, TS, TC (có thể có TQ, TCK, thử đường huyết nếu
- cân) (tùy theo cơ địa bệnh nhân mà có chỉ định cân thiêt
- Lấy dấu mẫu hàm.
- Chỉnh nha tiền phẫu nếu cần.
- Nhịn ăn, uống bắt đầu từ 22h ngày trước mổ.
- Phẫu thuật: Di chuyển xương hàm trên, xương hàm dưới đến vị trí mong muốn đáp ứng được các tiêu chuân về thâm mỹ và chức năng. Kết hợp xương bằng mini plate
- Sau mổ bạn cần: Ăn lỏng 1 tháng, kết hợp sử dụng kháng sinh chích trong 1 tuần, truyền dịch, giảm đau trong 3 ngày. Cuối cùng là thực hiện chụp phim Cephalo, Panorex, Face kiểm tra.
- Tái khám: 1 tháng, 3 tháng , 6 tháng, 1 năm sau mồ. Thực hiện hụp phim Cephalo, Panorex, Face, chụp ảnh thắng, nghiêng, lấy dấu mẫu hàm kiểm tra vào các thời điêm bệnh nhân tái khám. Chỉnh nha sau mô nếu cần.
Bạn có thể tham khảo tư vấn từ các bác sĩ phẫu thuật về tình trạng hàm hiện tại và sau khi phẫu thuật thế nào một cách rõ rệt nhất để dễ dàng tiến hành quá trình cải thiện hàm.
Loại phẫu thuật hàm này không phải là hiếm và bạn có thể yêu cầu bác sĩ phẫu thuật hoặc nha sĩ cho bạn xem hình ảnh trước và sau phẫu thuật của khớp cắn ngược nếu bạn lo lắng về những thay đổi về ngoại hình.
Thông thường không có bất kỳ vết sẹo nào từ phẫu thuật móm vì tất cả các vết cắt đều được thực hiện bên trong miệng. Hàm có thể được cố định sau phẫu thuật bằng một khung được đặt bên trong miệng, để đảm bảo xương lành lại đúng vị trí. Bệnh nhân được khuyến nghị tạm dừng nghỉ học hoặc nghỉ làm từ 2-4 tuần sau khi phẫu thuật hàm móm.
Hy vọng với bài viết mà Nha khoa Novodont chia sẽ đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “móm nhẹ là như thế nào?”.
Để nhận tư vấn chi tiết, lộ trình và phác đồ điều trị móm nhẹ tại Nha khoa Novodont, bạn vui lòng liên hệ hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé.