Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi ? Là nỗi lo lắng và băn khoăn của rất nhiều phụ huynh hiện nay bởi tình trạng nấm miệng ở trẻ sơ sinh dần phổ biến. Vậy có những cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào? Cùng xem nhé.
Khái niệm nấm miệng ở trẻ sơ sinh?
Bệnh nấm miệng hay còn được gọi là đen miệng, đây là một hình thức nhiễm trùng bởi nấm Candida, hiện nay vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đối với những trẻ có thể trạng khỏe mạnh thì nấm miệng sẽ không gây ra các triệu chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu điển hình bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Xuất hiện những mảng trắng đục ở bên trong lưỡi, môi hoặc má của trẻ và sẽ không thể lau sạch được.
Lưỡi trắng, xuất hiện thành từng cụm. Những mảng này cũng có thể sẽ có màu đỏ hoặc là bị viêm.
- Nội dung hữu ích với ba mẹ: Hình ảnh, dấu hiệu nhận biết chi tiết bé bị nấm miệng, phân biết nấm miệng và cặn sữa.
Tình trạng nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Sẽ có hai giai đoạn bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh. Mỗi giai đoạn sẽ xuất hiện những triệu chứng cũng như thời gian khỏi sẽ khác nhau. Thông thường sẽ hết bệnh sau khoảng thời gian từ 1 tuần cho đến 1 tháng. Vậy ở mỗi giai đoạn thì nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?
Giai đoạn nhẹ: Nấm miệng ở bên trong miệng của trẻ
Miệng của bé bị khô và nứt nẻ. Xuất hiện những mảng màu trắng đục bám ở trên lưỡi, nếu cạo bỏ sẽ bị tổn thương, gây chảy máu. Khi bé bú sẽ khó chịu, quấy khóc.
Đối với giai đoạn này, nếu như điều trị đúng thì bệnh sẽ khỏi sau 5 đến 7 ngày. Nếu vẫn chưa khỏi hoàn toàn thì mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để được thăm khám nhé.
Giai đoạn nặng: Nấm miệng di chuyển đến các bộ phận khác
Tình trạng nấm miệng xuất hiện nhiều và lan rộng đến các bộ phận khác như hầu họng sẽ làm tắt ống dẫn khí và gây ngạt thở cho bé.
Tình trạng nấm nếu không chữa trị kịp thời, lan đến dạ dày hay ruột non sẽ gây ra các triệu chứng như trào ngược dạ dày, tiêu chảy, làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bé.
Đối với giai đoạn này, thời gian bị bệnh sẽ có thể kéo dài lên đến 1 tháng
Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh tại nhà – Ba mẹ nên biết
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? Điều này còn phụ thuộc vào cách chữa trị có đúng hay chưa? Cùng tham khảo một số cách điều trị dưới đây.
Chữa nấm miệng với rau ngót
(Lưu ý với phụ huynh, đây là một số mẹo điều trị dựa trên kinh nghiệm dân gian, để nắm rõ tình hình nấm miệng ở trẻ cũng như phương pháp điều trị phù hợp, nên đưa bé đến phòng khám chuyên khoa.)
Sử dụng 1 nắm rau ngót khoảng 10gr, sau đó rửa thật sạch để cho ráo nước. Tiến hành giã nát và giữ lại phần nước.
Vệ sinh tay thật sạch, sử dụng miếng gạt y tế rồi quấn vào ngón trỏ. Nhúng vào ly nước rau ngót, sau đó đánh tưa ở phần lưỡi, chủ yếu là khu vực có tưa bám. Sau mỗi lần lấy gạc ra khỏi miệng của bé thì nên thay bằng một tấm gạc mới.
Ngoài ra, nên tiến hành vệ sinh luôn ở khu vực 2 bên thành họng với nước rau ngót. Mỗi ngày sẽ thực hiện 3 lần trước khi mẹ cho bé bú.
Chữa nấm miệng sơ sinh với thuốc tây
Khi bị nấm miệng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc riêng dành cho thể trạng mỗi trẻ. Sử dụng rơ lưỡi để bôi dung dịch và trong khu vực xuất hiện nấm miệng.
Nếu như bé lớn hơn thì sẽ có những thành phần thuốc khác. Do đó, nếu con xuất hiện tình trạng nấm miệng, ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Mong rằng những nội dung trên có thể phần nào giải đáp băn khoăn của phụ huynh về nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi sẽ được giải đáp.
Hệ thống Phòng Khám Nha Khoa Công Nghệ Novodont với đội ngũ bác sĩ công nghệ, ứng dụng kỹ thuật số 4.0 vào toàn bộ quá trình thăm khám, điều trị và sau điều trị các bệnh lý răng miệng cho bé và gia đình.
Để nhận tư vấn và đặt lịch thăm khám từ đội ngũ bác sĩ công nghệ, phụ huynh vui lòng liên hệ hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn theo Form dưới đây.