Trẻ 15 tháng bị mủn răng là tình trạng khá phổ biến được nhiều gia đình quan tâm. Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu rõ nguyên nhân, tác hại và cách điều trị hiệu quả nhất nha.
Trẻ 15 tháng bị mủn răng thì phải làm sao?
1. Dấu hiệu trẻ 15 tháng bị mủn răng
Cha mẹ cần chú ý tình trạng răng miệng của trẻ để nhận biết một số dấu hiệu sau khi răng bé bị mủn:
- Răng bị ngả màu, ố vàng, đen sậm,… hoặc đổi màu do men răng đã mất đi
- Răng cửa của bé bị mủn khi răng ố vàng, xỉn màu và mòn tới chân răng
- Trẻ 1 tuổi bị mủn răng sẽ rất dễ bị vỡ, đau nhức, mảng bám
- Bé 2 tuổi bị mủn răng cũng có các dấu hiệu tương tự nhưng có thể lan rộng ra các răng xung quanh
Đây là hình ảnh bé bị mủn răng
Tình trạng bé bị mục răng sữa có khả năng xảy ra cao hơn răng vĩnh viễn. Vì lúc này bé còn nhỏ tuổi, chưa có ý thức và chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Từ đó khiến cho mảng bám và vi khuẩn hình thành trong khoang miệng gây phá hủy cấu trúc răng.
2. Nguyên nhân răng trẻ bị mủn
Nguyên nhân trẻ 15 tháng bị mủn răng
Mủn răng ở trẻ xảy ra khi lớp ngà răng và men răng bị tổn thương do vi khuẩn phá hủy. Về cơ bản, tình trạng này có rất nhiều nguyên nhân:
2.1 Do chế độ vệ sinh không đảm bảo
Như đã nói ở trên, hầu hết trẻ em sơ sinh, trẻ dưới 3 tuổi đều chưa có ý thức vệ sinh răng miệng tốt nên việc sâu răng và mủn răng rất dễ xảy ra.
2.2 Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi và flour
Bé bị mủn răng cũng có thể là do thiếu canxi và flour. 2 chất này giúp răng phát triển chắc khỏe và đề kháng tốt trước tác động từ vi khuẩn và chế độ sinh hoạt không đảm bảo. Bởi vậy, nếu thiếu 2 chất này, răng rất dễ bị tổn thương.
2.3 Mẹ cho bé ăn nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt như bánh kẹo, nước có gas,… là những món ăn khoái khẩu của trẻ em. Nhưng vì chúng chứa nhiều đường – nguyên nhân chính gây tổn thương men răng nên bé rất dễ bị sâu răng, xuất hiện mảng bám, cao răng và thậm chí là mủn răng.
2.4 Mẹ hay cho bé bú đêm
Bú đêm là nguyên nhân chính khiến răng sữa của bé bị mủn. Đáng tiếc, đây lại là thói quen của hầu hết các bé. Bởi lẽ, sau khi bé bú đêm, thường sẽ không được lau miệng hoặc súc miệng nên việc sữa còn sót lại gây sản sinh vi khuẩn và mảng bám là điều dễ hiểu.
2.5 Do mẹ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh cho bé
Nếu trong quá trình mang thai và cho con bú, thai phụ có sử dụng các loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là loại chứa Tetracyclin thì rất dễ khiến bé bị mủn răng. Điều này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học lớn.
3. Hậu quả khi bé bị mủn răng
Tác hại khi bé bị mủn răng sữa
Khi trẻ sơ sinh hoặc trẻ 15 tháng bị mủn răng sẽ gây ra một số hệ lụy sau:
3.1 Ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai
Khi trẻ bị mủn răng, việc ăn nhai sẽ trở nên khó khăn hơn do răng không còn hoàn thiện. Cắn, nhai thức ăn cũng không được thuận lợi như trước. Nếu điều này diễn ra trong một thời gian dài có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa của bé. Do thức ăn không được nghiền nát.
3.2 Gây nên những cơn đau nhức dai dẳng
Cũng giống như sâu răng, trẻ bị mủn răng do vi khuẩn tích tụ. Từ đó có thể gây nên những cơn đau nhức dai dẳng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé thường xuyên quấy đêm, một số bé còn bị sốt và sụt cân rõ rệt.
3.3 Khiến bé phát âm sai
Răng cửa của bé bị mủn sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phát âm và khả năng học nói của bé. Thậm chí, một số bé còn bị ngọng hoặc phát âm sai vĩnh viễn nếu răng bị mủn không được điều trị kịp thời.
3.4 Tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng
Răng bị mủn có thể là tác nhân gây viêm nướu, sưng nướu, viêm tủy, áp xe nướu,… do vi khuẩn tích tụ lâu ngày.
3.5 Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn
Khi răng bé bị mủn, nếu trong trường hợp răng sữa nhổ sớm hơn bình thường có thể khiến cả hàm bị xô lệch. Từ đó vị trí mọc răng vĩnh viễn cũng bị ảnh hưởng xấu. Điều này gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng ăn nhai.
4. Cách chữa mủn răng cho bé
Có rất nhiều cách chữa mủn răng cho bé 15 tháng tuổi. Nhưng việc đầu tiên là cha mẹ cần phát hiện kịp thời dấu hiệu bé bị mủn răng để có biện pháp khắc phục sớm nhất.
Dưới đây là một số cách điều trị và phòng tránh mủn răng sữa cho bé:
4.1 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng và ăn uống của bé là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho bé một số thói quen sau:
- Bổ sung đầy đủ những thực phẩm giàu canxi, fluor và sức đề kháng
- Hạn chế ăn đồ ăn ngọt, nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas
- Không cho bé ăn thức ăn quá cứng hoặc xỉa răng bằng vật nhọn
4.2 Duy trì chế độ vệ sinh tốt
Việc vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ giảm tới 60% tỷ lệ mắc các vấn đề răng miệng nói chung và mủn răng nói riêng. Đối với trẻ 15 tháng tuổi, cha mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen sau;
- Đánh răng, súc miệng tối thiểu 2 lần/1 ngày: Sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ
- Sau khi bé ăn uống, nên cho bé súc miệng bằng nước trắng để giảm thiểu khả năng thức ăn bám lại trên răng
- Không ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ
4.3 Đưa bé tới thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín
Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra răng miệng định kỳ từ 3-4 lần/1 năm. Điều này đảm bảo phát hiện kịp thời và chính xác các vấn đề răng miệng của bé để có hướng điều trị thích hợp.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở y tế, phòng khám uy tín, đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong việc thăm khám, điều trị và xử lý các biến chứng sau điều trị răng miệng cho bé.
Novodont tự hào là hệ thống nha khoa áp dụng công nghệ 4.0 vào thăm khám và điều trị các vấn đề răng miệng cho bé được hàng triệu gia đình tin tưởng. Nếu có thắc mắc cần tư vấn gì, đề xuất bạn liên hệ Nha khoa Novodont qua hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Novodont sẽ tư vấn, phân tích chi tiết vấn đề và phương pháp điều trị cho bạn.