Nấm miệng là tình trạng thường gặp ở các bé nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi. Làm thế nào để nhận biết chính xác trẻ bị nấm miệng hay chỉ là cặn sữa? Trẻ bị nấm miệng phải làm sao? Phụ huynh tham khảo dấu hiệu chi tiết nhận biết, nguyên nhân nấm miệng ở trẻ và những cách vệ sinh răng miệng, ngăn nấm lây lan qua bài viết của Nha khoa Novodont dưới đây nhé.
1. Nấm miệng ở trẻ là gì?
Nấm miệng là tình trạng lưỡi của bé xuất hiện những đốm trắng đục. Sau đó lan ra bao trùm lên lưỡi hoặc cả khoang miệng. Nếu làm sạch bằng bàn chải đánh răng hoặc khăn ướt sẽ để lộ ra những vết đỏ ửng.
2. Nguyên nhân của nấm miệng ở trẻ
Trước khi tìm hiểu trẻ bị nấm miệng phải làm sao, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gây nên nấm miệng.
Nấm Candida albicans là nguyên nhân chính khiến các bé mắc phải nấm miệng. Loại nấm này thường sẽ luôn tồn tại trong cơ thể con người và được cân bằng ổn định để không gây hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, các yếu tố thuận lợi cho việc sinh sôi Nấm Candida albicans phát triển thì nấm miệng sẽ bắt đầu nổi lên gây hại cho bé. Đặc biệt là nấm miệng ở trẻ 2 tuổi.
Sau đây là những yếu tố thuận lợi khiến nấm miệng phát triển:
2.1. Hệ thống miễn dịch yếu
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tuổi, đặc biệt là trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân sẽ có nguy cơ mắc nấm miệng cao do sức đề kháng kém. Ngoài ra, những bé suy dinh dưỡng, mắc hen suyễn phải sử dụng corticoid đường hít kéo dài nhưng không vệ sinh sạch tai mũi họng cũng rất dễ gây nên bệnh nấm miệng.
2.2. Lây nhiễm từ mẹ bị nhiễm nấm âm đạo
Nấm âm đạo là tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Nếu trong quá trình mang thai và sinh nở, thai phụ vẫn mắc nấm âm đạo thì nguy cơ lây nhiễm cho con là rất cao.
2.3. Trẻ lạm dụng kháng sinh nhiều
Trên thực tế, những bé thường xuyên phải sử dụng thuốc kháng sinh cũng rất dễ mắc nấm miệng. Vì kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi và có hại trong cơ thể nên nấm miệng càng nhanh sinh sôi và gây bệnh hơn.
2.4. Do chế độ sinh hoạt thiếu vệ sinh
Như đã nói ở trên, sức đề kháng của trẻ rất yếu. Nên nếu trong quá trình ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như bình ti chứa vi khuẩn, khăn, tã lót, quần áo bẩn,… cũng sẽ khiến nấm sinh sôi và gây bệnh cho trẻ.
3. Dấu hiệu bị nấm miệng ở trẻ em
Dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ bị nấm quanh miệng là những đốm trắng, vón cục bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi. Ngoài ra, những đốm trắng này thường bị lầm tưởng với cặn sữa, cặn bẩn hình thành sau quá trình ăn uống. Nhưng nếu làm sạch mà vẫn để lại nốt đỏ ửng thì đó chính xác là bé đã bị nấm miệng. Xem thêm những hình ảnh nhận biết trẻ bị nấm miệng.
4. Tác hại khôn lường khi bé bị nấm miệng
Trẻ bị nấm miệng có nguy hiểm không? là câu hỏi được nhiều cha mẹ quan tâm. Cụ thể, nấm miệng gây ra vô số hệ quả xấu cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé như:
- Nấm miệng khiến bé đau rát khi ăn, bú. Từ đó bé thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn
- Nếu nặng hơn, bé có thể bị tiêu chảy, đi ngoài triền miên
- Khiến trẻ hay cáu gắt, khó chịu, khó ngủ
- Nếu nấm lan xuống vòm họng và thực quản sẽ gây viêm phổi, khó thở
- Bé sụt cân do bỏ ăn, thiếu dinh dưỡng
- Nếu cha mẹ hỏi, trẻ bị nấm miệng có sốt không thì câu là trả có thể có hoặc không, tùy vào tình trạng bệnh của trẻ.
5. Bé bị nấm miệng phải làm sao?
Khi trẻ bị nấm miệng hoặc nghi ngờ bé bị nấm miệng, điều đầu tiên cần làm là cha mẹ cần nên đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chẩn đoán chính xác tình hình.
Một số câu hỏi tương tự như “Trẻ sơ sinh bị nấm miệng phải làm sao? Trẻ bị nấm miệng phải làm sao?”… sẽ được giải đáp ngay dưới đây.
5.1. Trẻ bị nấm miệng bôi thuốc gì?
Thông thường, khi bé bị nấm miệng, bác sĩ thường kê đơn những loại thuốc sau:
- Ketoconazole: Thuốc này giúp bé kháng nấm, chỉ dùng được cho trẻ từ 4 tháng đến 2 tuổi.
- Dung dịch Nystatin: Cha mẹ nên dùng dung dịch này rơ lưỡi cho bé với tần suất khoảng 4 lần/ngày và dùng tối thiểu 7 ngày.
- Itraconazole, Amphotericin B: 2 loại thuốc này cũng có tác dụng kháng và tiêu diệt vi khuẩn nấm miệng nhưng chỉ được chỉ định khi tình trạng nấm miệng đã quá nặng.
5.2. Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng đúng sẽ giúp hỗ trợ tăng cường hiệu quả điều trị nấm miệng và bảo vệ đề kháng cho bé. Cụ thể, khi bé bị nấm miệng, cha mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm hoặc nhóm chất sau:
- Không cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, trái cây ngọt. Vì đường là “thực phẩm ưa thích” của nấm Candida.
- Không cho bé ăn hải sản vì rất dễ khiến bé bị dị ứng, kích ứng, gây cản trở quá trình điều trị nấm miệng cho bé.
- Không cho bé ăn đồ ăn cay nóng vì điều này sẽ khiến các vết đỏ, loét ở lưỡi, má và khoang miệng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, cha mẹ nên cho bé ăn nhiều sữa chua, trái cây, đồ ăn chứa nhiều vitamin C giúp bé tăng đề kháng, cải thiện miễn dịch hiệu quả.
5.3. Cách chăm sóc bé bị nấm miệng
Khi bé đã được bác sĩ chẩn đoán chính xác là bị nấm miệng, cha mẹ cần cho bé uống thuốc đúng liều lượng và rơ miệng đúng cách:
- Nên tiến hành rơ miệng khi bé đang đói. Vì khi bé rơ miệng bé rất dễ bị buồn nôn, nên khi đói sẽ giảm tình trạng nôn trớ thức ăn.
- Vệ sinh, sát khuẩn tay sạch khuẩn trước khi rơ miệng và chăm sóc bé
- Nếu bé nấm ở nhiều vị trí rộng nên rơ miệng theo thứ tự sau: hai bên má, các vùng khác ở vòm miệng và rơ lưỡi cuối cùng. Nên rơ từ ngoài vào trong sẽ giúp trẻ giảm cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý thêm một số điều sau:
- Không hôn bé
- Vệ sinh ngực của mẹ sạch trước khi bế và cho con bú
- Khử khuẩn sạch các vật dụng của bé như bình sữa, tã lót, quần áo, đồ chơi,… bằng cồn, dung dịch khử khuẩn an toàn cho trẻ.
Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu đúng, đủ và chính xác nhất về bệnh nấm miệng ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Và trả lời được câu hỏi “trẻ bị nấm miệng phải làm sao?”. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, xin vui lòng gửi về Novodont – Hệ thống phòng khám nha khoa trẻ em có đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị nấm miệng được hàng triệu gia đình tại Hà Nội tin tưởng.
Đề xuất bạn liên hệ Nha khoa Novodont qua hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Novodont sẽ tư vấn, phân tích chi tiết vấn đề và phương pháp điều trị cho bạn.