Trẻ bị sâu răng là một trong những mối quan tâm hàng đầuu từ các bậc phụ huynh. Theo điều tra của Viện Răng Hàm Mặt quốc gia (2008) tại Hà Nội, trẻ em 8 tuổi tỷ lệ sâu răng 92,2%, số răng sâu trung bình / 1 học sinh 5,4. Điều này đòi hỏi rằng các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ nguyên nhân, tác hại và cách phòng tránh để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con em mình.
Sâu răng do các men của vi khuẩn ở mảng bám răng tác động lên các thức ăn có nguồn gốc Gluxit còn dính lại ở bề mặt răng, chuyển hóa thành axit. Khi môi trƣờng có pH< 5 thì gây ra tổn thương hủy khoáng làm mất mô cứng của răng và gây ra sâu răng.
1. Một số nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ bị sâu răng?
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ và người lớn được chia làm 2 nhóm: Nhóm chính và nhóm phụ
1.2 Nhóm nguyên nhân chính gây sâu răng
Nhóm chính: có ba yếu tố phải đồng thời cùng xảy ra
- Vi khuẩn: Các chủng vi khuẩn khác như S. sanguis, S. mitis, S. oralis, trong đó Streptococcus mutans là thủ phạm chính, vi khuẩn có trong nước bọt
- Chất nền: Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men và biến thành acide do tác động của vi khuẩn. Các loại carbohydrate khác nhau có đặc tính gây sâu răng khác nhau. Sucrose (đường mía) có khả năng gây sâu răng cao hơn các loại đường khác. Glucose, maltose, fructose galactose và lactose cũng là các carbohydrate có khă năng gây sâu răng cao trong nghiên cứu thực nghiệm.
- Các yếu tố của răng gồm:
Men răng: Men răng thiểu sản hay men răng kém khoáng hóa có thể ảnh hưởng đến tiến triển của tổn thương sâu răng nhưng không gây tăng tỷ lệ các tổn thương khởi phát.
Hình thể răng: Các răng có hố rãnh sâu có nguy cơ sâu răng cao do sự tập trung mảng bám.
Vị trí răng: Vị trí răng lệch lạc, răng khấp khểnh xếp lên nhau, làm tăng khả năng lưu giữ mảng bám.
1.3 Nhóm nguyên nhân phụ gây sâu răng
- Nước bọt có vai trò quan trọng trong bảo vệ răng khỏi các acid gây sâu răng nhờ các yếu tố: dòng chảy, tốc độ dòng chảy của nước bọt là yếu tố làm sạch tự nhiên để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn còn sót lại sau ăn và vi khuẩn trên bề mặt răng cùng các kháng thể khác.
- Chế độ ăn: Chế độ ăn có chứa nhiều phosphate có thể giúp giảm tỷ lệ sâu răng. Tài liệu y khoa thông tin rằng tăng chất béo trong khẩu phần ăn giúp làm giảm tác động của các tác nhân gây bệnh sâu răng. Phụ huynh nên giảm đường, đồ ăn vặt nhiều đường để ngăn ngừa bé bị sâu răng.-
- Yếu tố di truyền: Bệnh sâu răng có nguyên nhân nhỏ từ di truyền. Cụ thể trong di truyền ở hình thể, cấu trúc răng, độ nhạy cảm với vi khuẩn hay nước bọt…Tuy vậy, yếu tố này ảnh hưởng rất nhỏ tới sức khỏe răng miệng của bé so với các yếu tố khác từ môi trường. Có nhiều nhận định cho rằng, gia đình bố mẹ bị sâu răng, tỷ lệ con cái bị sâu răng nhiều hơn so với gia đình bố mẹ không bị sâu răng, chủ yếu là do ảnh hưởng từ thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng.
2. Triệu chứng khi trẻ bị sâu răng
Sâu răng ở trẻ em hay ở người lớn, đều có những những triệu chứng chung sau. Phụ huynh tham khảo để nhận biết con hay bản thân có bị sâu răng hay không và sâu răng ở mức độ nào.
Quá trình phát triển của sâu răng bắt đầu từ men răng, hay gặp ở mặt nhai của răng hàm lớn, ở hố rãnh hoặc ở những khiếm khuyết nhỏ của men. Tùy theo mức độ và giai đoạn tiến triển mà có triệu chứng khác nhau.
Lưu ý sâu răng ở trẻ em và người lớn thường tiến triển từng đợt mỗi đợt tiến triển hoặc ngừng thường
cách nhau từ 6 tháng đến 1 năm, ở giai đoạn ngừng tiến triển có thể bé không có cảm giác ê buốt và thường đáy lỗ sâu có màu đen.
Bảng nhận biết mức độ và triệu chứng phổ biến của sâu răng ở trẻ em và người lớn.
- Trẻ bị sâu răng sữa hay còn gọi là sún răng. Phụ huynh lưu ý nhóm răng cửa sữa khi bị sún, có đặc điểm răng màu đen, có dấu hiệu tiêu cụt dần nhưng bé không có cảm giác đau. Trường hợp răng sữa bị sún, sâu đau khi có biến chứng viêm quanh cuống răng.
- Trẻ bị sâu răng hàm hay bị sâu răng ăn vào tủy, hay răng vĩnh viễn của trẻ bị sâu đều sẽ nằm trong những mức độ và có triệu chứng ở bảng dưới đây.
Thông tin tham khảo từ Tài liệu Bài giảng về Răng – Hàm – Mặt
Mức độ | Triệu chứng cơ năng | Triệu chứng thực thể | X quang |
Sâu men | Chưa có biểu hiện. Ê buốt thoáng qua khi có kích thích, hết ngay khi hết kích thích. | Mặt men thô ráp hoặc có chấm trắng trên mặt răng | Chưa thấy gì. |
Sâu ngà nông | Ê buốt thoáng qua hoặc rõ ràng khi có kích thích. Hết ê buốt ngay khi hết kích thích. | Thấy lỗ sâu ở mặt răng hay ở rãnh mặt nhai. Khi khám mắc thám châm. Lỗ sâu có độ sâu từ 2- 3mm, đáy lỗ sâu mềm có nhiều ngà mủ màu nâu nhạt | Thấy một hoặc nhiều lỗ sâu ở mặt bên răng. |
Sâu ngà sâu | Ê buốt rõ ràng khi có kích thích. Ê buốt do lạnh nhiều hơn do nóng. Hết ngay khi hết kích thích. | Thấy lỗ sâu. Men quanh lỗ sâu đổi màu đen. Đáy lỗ sâu có ngà mủn hoặc cứng. Độ sâu > 3 – 4 mm. Có thể gặp lỗ sâu hình hàm ếch | Thấy một hoặc nhiều lỗ sâu. |
Sâu xương răng | Ê buốt khi có kích thích đặc biệt là khi đánh răng và hết ngay khi hết kích thích. | Có lỗ sâu ở dưới cổ răng giải phẫu, lỗ sâu thường ở mặt bên của chân răng | Thấy lỗ sâu vùng chân răng. |
3. Hậu quả và cách phòng tránh việc trẻ em bị sâu răng
- Hậu quả của sâu răng ở bé có thể là đau đớn, khó chịu, viêm nhiễm, thậm chí mất răng. Ngoài ra, nếu không được phòng tránh và điều trị kịp thời, sâu răng còn có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tổng thể của trẻ
- Để phòng tránh răng sâu trẻ em, cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế sử dụng đường,…thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày, đúng cách. Ngoài ra, nên đưa trẻ đến khám răng định kỳ – thường xuyên để chăm sóc răng miệng cho trẻ và phòng tránh sâu răng.
Một số gợi ý cụ thể cho phụ huynh giúp phòng tránh trẻ em bị sâu răng
- Nắn chỉnh những răng mọc lệch lạc.
- Tăng cường Fluor hợp lý bằng cách: Đưa Fluor vào kem đánh răng; Đưa Fluor vào nước uống; Bôi Fluor lên mặt răng ở dạng gel; Súc miệng nước Fluor 0,2% mỗi tuần một lần.
- Đưa bé đi trám bít các lỗ rãnh mặt nhai, hàn lại các lỗ sâu hở rìa, sâu tái phát từ đáy…
4. Nên điều trị sâu răng ở trẻ như thế nào?
Nguyên tắc chung của điều trị sâu răng ở trẻ em và người lớn đều là:
- Làm ngừng mức độ sâu răng.
- Tạo hình lại tổn thương sâu răng để đảm bảo chức năng ăn, nhai và thẩm mỹ.
- Ngăn chặn tác hại và biến chứng của sâu răng.
Việc điều trị sâu răng ở em bé phụ thuộc vào mức độ và vị trí sâu răng. Trẻ bị sâu răng ở giai đoạn đầu và chỉ ảnh hưởng đến men răng, thì có thể lấy sạch sâu răng và lấp lại với vật liệu composite.
Sâu răng đã ảnh hưởng đến tủy răng, thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn. Cần phải đến nha sĩ để lấy sạch sâu răng và tiến hành điều trị tủy răng, bao gồm lấy tủy hoặc đóng mảng tủy bằng kim loại hoặc composite. Trẻ bị sâu răng sữa răng sẽ rụng trong tương lai, có thể quyết định không điều trị sâu răng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sâu răng vĩnh viễn việc điều trị sâu răng là rất cần thiết để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn.
Để tìm kiếm nha khoa uy tín và chất lượng, cha mẹ có thể tham khảo đến Nha khoa Công nghệ Novodont. Với đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, các trang thiết bị hiện đại đảm bảo việc chẩn đoán và điều trị sâu răng cho trẻ một cách chính xác và an toàn nhất.
Để biết thêm thông tin về các dịch vụ nha khoa và đặt lịch hẹn, phụ huynh để lại thông tin tại Đăng ký tư vấn hoặc liên hệ đến hotline Nha khoa công nghệ Novodont 0796.232.333 nhé.
Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ em là rất quan trọng, hãy đưa trẻ đến khám răng định kỳ và đảm bảo răng miệng của trẻ được khỏe mạnh.
Một bình luận