8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Kiến thức phụ huynh nên tham khảo

5/5

Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn trước khi chúng được đưa vào hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, ở lứa tuổi trẻ em, sâu răng là vấn đề thường gặp và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc mọc răng mới. Để giải đáp cho câu hỏi trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Các bậc cha mẹ nên điều trị thế nào cho đúng và hiệu quả? Cùng Nha khoa công nghệ Novodont tìm hiểu ngay câu trả lời của các chuyên gia về răng miệng trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về răng hàm

Răng hàm (răng cối) là những răng mọc ở vị trí bên trong cùng hàm kể cả răng khôn. Nói một cách chính xác hơn, răng hàm là những răng ở vị trí số 4,5, các răng nhỏ nằm ở vị trí giữa của hàm trên và dưới, còn các răng số 6, 7 và 8 thuộc loại răng lớn, nằm ở cả hàm trên và dưới.

Tìm hiểu về các loại răng và thời gian mọc, thay răng
Tìm hiểu về các loại răng và thời gian mọc, thay răng

– Răng hàm có vai trò cực kỳ quan trọng với con người khi chúng nắm nhiệm vụ bảo vệ xương hàm được cân đối. Đồng thời có vai trò rất quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn. Chúng giúp ta phân tách thức ăn thành những mẩu nhỏ hơn để dễ dàng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. 

– Cấu trúc của răng hàm không khác biệt nhiều so với các răng khác, tuy nhiên răng hàm thường có kích thước lớn hơn. Cấu tạo của răng gồm hai phần được ngăn cách với nhau bằng cổ răng:

  • Phần thân răng: Nằm ở trên cổ răng và gồm có 5 mặt đó là mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và hai mặt bên. Trong đó, mặt nhai là mặt lớn nhất so với các mặt còn lại và phải tiếp xúc nhiều với các răng đối diện. Mặt nhai cũng đảm nhận vai trò nhai và nghiền nát được thức ăn để tiêu hóa.
  • Phần chân răng: Được cắm sâu vào xương hàm để giúp răng bám trụ vững chắc. 
Hình ảnh trẻ bị sâu răng hàm
Hình ảnh trẻ bị sâu răng hàm

2. Răng hàm trẻ em bị sâu do đâu?

Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không, bố mẹ cần hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến việc sâu răng hàm của trẻ.

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị sâu răng hàm. Nhưng nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất nằm ở thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng không kỹ càng của trẻ trong độ tuổi này.

Một số người lớn quan niệm rằng thời kỳ mọc răng sữa của trẻ nhỏ là giai đoạn phát triển thể chất quan trọng. Vì vậy khi giai đoạn mọc răng sữa qua đi, răng vĩnh viễn sẽ phát triển nên nếu trẻ em bị sâu răng hàm sữa cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Do trẻ chưa biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách, lười đánh răng, thường xuyên ăn đồ ăn ngọt trước khi đi ngủ,… khiến nảy sinh vi khuẩn phá hủy răng và những cơn ê buốt, đau nhức, mòn răng, đen răng,… cũng từ đó mà xuất hiện. Đây là một quan điểm khá sai lầm, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe răng miệng cho trẻ

Tuy chất bột đường có khả năng hỗ trợ quá trình phát triển hoàn thiện của trẻ nhỏ, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra tác động xấu. Đường và các chất ngọt khác cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn trong miệng. Khi chúng tiêu thụ đường, chúng tạo ra axit, làm giảm độ PH trong miệng và gây hại cho men răng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tụ vi khuẩn phát triển, nếu không vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên, thức ăn và vi khuẩn có thể lắng đọng vào những kẽ rãnh này và tạo ra mảng bám. Dần dần, mảng bám sẽ biến đổi thành những vết sâu trên răng, gọi là sâu răng.

3. Răng hàm trẻ bị sâu có hậu quả gì?

Việc trẻ em bị sâu răng hàm sữa diễn ra phổ biến, đôi khi khiến nhiều bậc phụ huynh lơ là, thiếu quan tâm đưa trẻ thăm khám, điều trị kịp thời. Khi sâu răng diễn biến nặng, có thể gây ra những tác hại lớn:

  • Sâu răng hàm ở trẻ sẽ khiến quá trình xử lý thức ăn bị ảnh hưởng. Thức ăn không được nhai kỹ bị nuốt xuống dạ dày khiến bộ phận tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn.
  • Cảm giác đau, nhức răng do bị sâu khiến bé khó khăn trong việc ăn một số thực phẩm. Thậm chí, không ít trẻ có xu hướng bỏ ăn để hạn chế cảm giác đau răng.
  • Đặc biệt, nếu trẻ em bị sâu răng hàm sữa nặng đến mức phải nhổ bỏ các răng hàm sữa trước khi đến độ tuổi thay răng (bắt đầu từ 6 tuổi), thì có thể dẫn đến một số vấn đề về lợi. Điều này có thể khiến răng hàm vĩnh viễn rất khó mọc. Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng sẽ tiếp tục phát triển và có thể làm suy yếu cấu trúc của răng. 
  • Sâu răng ở trẻ em nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như viêm tủy, viêm nha chu,…

4. Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?

Theo các bác sĩ nha khoa, đối với trường hợp trẻ em bị sâu răng hàm sữa, tùy theo giai đoạn mà răng có thể mọc lại hoặc không. Cụ thể:

4.1 Trước khi thay răng sữa: Răng hàm sâu vẫn có thể mọc lại khi răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng tình trạng sâu răng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thay răng. Tiêu biểu là việc khiến các răng sau khi thay mọc lệch, khấp khểnh hay một số biến chứng khác khi phát triển răng.

4.2 Sau khi thay răng sữa: Nếu trường hợp răng hàm bị sâu là răng vĩnh viễn thì sẽ không thể mọc lại. Lúc này, biện pháp duy nhất là tiến hành điều trị sâu và phục hình răng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp phục hình răng hiệu quả cho trẻ. Nên bố mẹ không cần quá lo lắng về việc liệu trẻ em bị sâu răng hàm có chữa trị được không.

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại được không?” Để có thêm câu trả lời chi tiết mời phụ huynh tham khảo thêm bài viết Trẻ em có thay răng hàm không? Nhóm răng hàm nào thay và không thay?

5. Biện pháp phòng ngừa, điều trị sâu răng hàm ở trẻ bố mẹ cần lưu ý

5.1 Điều trị sâu răng hàm ở trẻ tại nhà bằng phương thuốc dân gian

Khi mới chớm bị sâu răng, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị sâu răng hàm tại nhà. Lưu ý, dưới đây là những cách chữa được lưu truyền trong dân gian. Vì vậy, bố mẹ tìm hiểu thêm và cân nhắc kỹ trước khi áp dụng nhé

  • Sử dụng mật ong: Cha mẹ chỉ cần cho bé ngậm một thìa mật ong trong miệng, súc đều để mật ong tiếp xúc với răng. Rồi cho bé súc miệng lại bằng nước sạch. Nếu kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 lần, tình trạng sâu răng sẽ giảm đi đáng kể.
  • Ngậm nước muối: Tuy là nguyên liệu rẻ tiền và luôn có sẵn, song muối cực kỳ hiệu quả trong việc làm sạch. Ba mẹ có thể pha một chút muối với nước ấm thành dung dịch muối loãng, hoặc mua sẵn dung dịch muối loãng tại cửa hàng thuốc rồi cho bé ngậm khoảng 1 phút mỗi lần. Kiên trì mỗi ngày 1 lần có thể giúp bé đỡ đi nỗi đau do sâu răng gây ra. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể sử dụng vải hoặc xô mỏng, thấm nước muối lau vệ sinh răng mỗi ngày cho bé. 
  • Sử dụng lá trà xanh: Trà xanh có tác dụng hiệu quả trong việc làm sạch, kháng khuẩn, tiêu viêm. Ba mẹ chỉ cần lấy 2 – 3 lá trà xanh rửa sạch rồi vò nát và cho bé ngậm tại vị trí răng sâu. Trẻ cần giữ nguyên khoảng 3 – 4 phút rồi nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch. Cách này nên được áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần liên tiếp để đạt hiệu quả tốt nhất.

5.2 Điều trị răng hàm sâu ở trẻ tại nha khoa

Các biện pháp trên chỉ phù hợp khi răng hàm mới chỉ chớm sâu. Nguyên tắc chung của điều trị sâu răng ở trẻ em và người lớn đều là:

  • Làm ngừng mức độ sâu răng.
  • Tạo hình lại tổn thương sâu răng để đảm bảo chức năng ăn, nhai và thẩm mỹ.
  • Ngăn chặn tác hại và biến chứng của sâu răng.
Khi răng hàm sữa bị sâu nặng có thể phải dùng biện pháp nhổ bỏ
Nha khoa công nghệ Novodont ứng dụng kỹ thuật số hiện đại trong thăm khám và điều trị sâu răng cho bé, đảm bảo bé có sức khỏe răng miệng tốt nhất

Nếu như trẻ bị sâu răng hàm ở mức độ nặng, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hoặc các cơ sở nha khoa uy tín để khám và điều trị kịp thời. Các biện pháp nha khoa có thể được sử dụng bao gồm:

  • Trám lại răng sâu: Nếu răng hàm trẻ em bị sâu mới xuất hiện các rãnh màu nâu đen, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp trám răng sâu. Phương pháp này giúp ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây sâu răng.
  • Nhổ bỏ răng sâu: Trường hợp trẻ em bị sâu răng hàm sữa nghiêm trọng, có thể buộc phải nhổ bỏ. Vậy trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Tùy theo mức độ sâu mà bác sĩ sẽ trao đổi kỹ với phụ huynh để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Từ đó có thể đảm bảo quá trình mọc lại răng ở trẻ.
  • Phục hình răng thẩm mỹ: Đối với những trường hợp mất răng vĩnh viễn do sâu, cha mẹ có thể tìm đến cho bé các phương pháp phục hình răng thẩm mỹ như bọc răng sứ, trồng răng implant,…

6. Kết luận

Trên đây là những thông tin về việc sâu răng hàm ở trẻ và các biện pháp khắc phục mà Nha khoa Novodont muốn gửi đến phụ huynh. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?”. Phụ huynh đừng quên để lại thông tin tại Đăng ký tư vấn hoặc liên hệ đến hotline Nha khoa công nghệ Novodont 0796.232.333 để nhận được sự tư vấn kỹ càng nhất về tình hình sức khỏe răng miệng ở trẻ.

Một bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

Pin Up Casino İndir Türkiye

Содержимое Pinup Casino Indir Pin Up Erişim Yolları Pin-Up Casino Erişimi Pin Up Casino Apk Indir Pin Up Casino Indir: Akıllı Telefon Uygulamasını Indirin Pinup

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.