8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Trẻ bị sưng nướu răng phải làm sao: Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa

5/5

Trẻ bị sưng nướu răng là tình trạng rất thường gặp ở các bé sơ sinh hoặc dưới 12 tuổi. Bệnh cần được phát hiện sớm để kịp thời điều trị. Nếu không sẽ chuyển biến nặng gây nên rất nhiều hệ lụy nguy hiểm. Cùng Nha khoa Novodont tìm hiệu dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh sưng nướu và viêm nướu ở trẻ em ngay nhé.

Trẻ bị sưng nướu phải làm sao?
Trẻ bị sưng nướu phải làm sao?

1. Vì sao trẻ em bị sưng nướu răng?

Trước khi tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân trẻ bị sưng lợi chân răng hoặc bé hay bị sưng nướu răng:

1.1 Trẻ bị sưng nướu răng do đang trong quá trình mọc răng

Khi em bé bị sưng nướu răng, nguyên nhân đầu tiên bố mẹ nên nghĩ đến là bé đang chuẩn bị mọc răng. Ở tầm khoảng 5-7 tháng tuổi hoặc 6-8 tuổi, rất có thể bé đang chuẩn bị mọc răng sữa và răng vĩnh viễn. Vì vậy việc trẻ sơ sinh bị sưng nướu răng cũng là điều dễ hiểu. 

Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng vì ngay sau khi răng mọc xong, hiện tượng sưng nướu răng của bé sẽ khỏi ngay lập tức.

1.2 Do mảng bám trên răng

Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 12 tuổi thường thiếu ý thức vệ sinh răng miệng nên tình trạng răng không được vệ sinh sạch hoặc thức ăn còn đọng lại trong khoang miệng sẽ gây hình thành mảng bám. Khi các mảng bám đó tồn tại trong thời gian dài hoặc lan ra các vùng lân cận thì rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây hại khoang miệng. Từ đó, các vấn đề như Sưng nướu, chảy máu chân răng, viêm lợi,… cũng sẽ xuất hiện.

1.3 Trẻ bị sưng nướu răng do viêm nướu hoặc sâu răng

Viêm nướu và sâu răng có nguyên nhân chính từ vi khuẩn. Mà vi khuẩn lại rất dễ hình thành có vệ sinh không đúng cách, men răng yếu hoặc chế độ ăn uống nhiều đồ ngọt. 

Khi trẻ bị viêm nướu hoặc sâu răng ở trẻ em sẽ phải trải qua những cơn đau nhức, khó chịu. Thậm chí, nếu viêm nướu và sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ gây nên tình trạng sưng nướu.

Khi răng vĩnh viễn của trẻ bị sâu, phụ huynh cần làm gì? Tham khảo một số hướng dẫn và kinh nghiệm

1.4 Do sang chấn cơ học

Khi bé xỉa răng bằng tăm cứng, hoặc bị vật cứng đâm vào răng hay ăn nhai thực phẩm chứng cũng rất dễ gây lên tình trạng trẻ bị sưng nướu răng.

2. Bé bị sưng nướu răng phải làm sao?

Đây là câu hỏi của rất nhiều gia đình đang quan tâm phải không nào? Sau đây là những điều cần làm khi phát hiện trẻ bịsưng nướu răng/sưng lợi/sưng chân răng: 

Bé bị sưng nướu răng phải làm sao?

Bé bị sưng nướu răng phải làm sao?

2.1 Lập tức đưa bé tới bác sĩ nha khoa để thăm khám và điều trị

Đây là việc làm cần thiết ngay sau khi bạn phát hiện bé bị sưng nướu răng. Nếu chậm trễ sẽ có khả năng khiến tình trạng của bé xấu đi và trở nên khó kiểm soát hơn.

Khi đưa bé tới các phòng khám, cơ sở y tế uy tín, bé sẽ được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, an toàn, hiệu quả nhất.

2.2 Vệ sinh răng miệng đúng cách mỗi ngày

Đây cũng là việc làm quan trọng giúp đẩy lùi tình trạng sưng nướu của bé. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị viêm nướu răng được hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn.

Cụ thể, ba mẹ cần hướng dẫn, nhắc nhở bé đăng rằng 2 lần mỗi ngày: trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Đặc biệt, có thể cho bé dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng nếu cần thiết.

3. Trẻ bị viêm nướu răng uống thuốc gì?

Như đã nói ở trên, khi bé bị sưng nướu răng (trẻ bị sưng nướu răng có mủ) rất có thể do viêm nướu răng. Vì vậy nếu bé đã được chẩn đoán chính xác là bị viêm nướu răng thì cần điều trị bằng thuốc trong một số trường hợp nhất định. Nhưng Nha khoa Novodont muốn nhắc bạn không nên tự ý mua và cho bé sử dụng thuốc trị viêm nướu răng/sưng nướu răng để tránh gây tác dụng phụ hoặc biến chứng không đáng có.

Việc cho bé sử dụng thuốc cần phải theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn.

Thông thường, bác sĩ sẽ cho bé sử dụng những loại thuốc sau đây để trị viêm nướu, sưng nướu:

Các loại nước súc miệng chứa chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide…sẽ có tác dụng diệt khuẩn, loại bỏ mảng bám và giữ cho khoang miệng luôn sạch khuẩn.

Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid…) sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng hoặc chân răng.

Ngoài ra, nhóm thuốc kháng viêm non-steroid (ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…) cũng thường được kê toa để giúp trẻ giảm bớt cơn đau, triệu chứng sưng đỏ ở nướu.

Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason…) có hoạt tính kháng viêm cao, sẽ giúp bé diệt sạch vi khuẩn gây viêm nướu.

4. Cách phòng ngừa sưng nướu răng ở trẻ em

Sau đây là một vài cách được bác sĩ nha khoa Novodont khuyên bạn nên thực hiện để phòng ngừa sưng nướu cho bé do bị viêm nướu:

4.1 Chế độ ăn uống giàu canxi, dinh dưỡng

Việc bổ sung cho bé các thực phẩm giàu canxi và tăng cường sức đề kháng như sữa, xương, thịt, tôm, cua, cá, rau xanh… sẽ giúp bé có sức khỏe tốt, miễn dịch khỏe ngăn ngừa và chống lại bệnh viêm nướu hình thành và phát triển.

4.2 Trẻ bị sưng nướu răng cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày, đúng cách

Cụ thể, ba mẹ cần hướng dẫn, nhắc nhở bé đăng rằng 2 lần mỗi ngày: trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Đặc biệt, có thể cho bé dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng nếu cần thiết.

4.3 Khám răng định kỳ

Việc thăm khám định kỳ tạo các cơ sở nha khoa uy tín 4-6 tháng/1 lần sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu cũng như điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng.

Gợi ý phụ huynh tham khảo Nha khoa trẻ em nào ở Hà Nội tốt hiện nay? Một số nha khoa nổi bật

NOVODONT – hệ thống nha khoa tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào thăm khám, chẩn đoán và điều trị vấn đề răng miệng trẻ em và hơn cả là đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm điều trị sưng nướu, nếu trẻ bị sưng nướu răng thì đây là một địa chỉ thăm khám mà cha mẹ yên tâm khi đưa em bé bị sưng nướu răng đến thăm khắm và điều trị.

Để nhận thăm khám chi tiết về tình trạng sức khỏe răng miệng của trẻ, phụ huynh liên hệ Nha khoa Novodont qua hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc Đăng ký tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Novodont sẽ tư vấn, phân tích chi tiết vấn đề và phương pháp điều trị cho bé.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.