8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em: Phụ huynh xem để nhận biết và điều trị

5/5

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý xem xét kỹ để nhận biết được bé nhà mình có bị viêm lợi hay không. Từ đó mới có thể tìm ra phương án điều trị phù hợp. Ngoài ra, trong bài viết này cũng cung cấp thêm một số kiến thức như dấu hiệu, nguyên nhân và mẹo chăm sóc, điều trị cho bé sớm khỏi viêm lợi. 

Cẩm nang chăm sóc trẻ bị viêm lợi

Cẩm nang chăm sóc trẻ bị viêm lợi

1. Bệnh viêm lợi ở trẻ em là gì?

Viêm lợi hay còn được gọi là viêm nướu là bệnh thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là viêm lợi ở trẻ em dưới 2 tuổi và viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi. Cụ thể, viêm lợi là tình trạng lợi, nướu, khoang miệng bị nhiễm khuẩn gây đau nhức, lở loét, nổi mụn đỏ, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của trẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh viêm lợi ở trẻ em và hình ảnh viêm lợi ở trẻ sơ sinh:

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em. Lợi có màu đỏ đậm bất thường

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em. Lợi có màu đỏ đậm bất thường

2. Nguyên nhân trẻ bị viêm lợi

Tình trạng viêm lợi ở trẻ em, đặc biệt là viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi đang là vấn đề nhức nhối của ngành y tế và đa số các gia đình Việt. Cụ thể, có 4 nguyên nhân chính gây viêm lợi là:

2.1. Viêm lợi do mọc răng

Hầu hết các bé đang trong quá trình mọc răng thường bị viêm lợi. Bởi lúc này, nướu ngứa ngáy, khó chịu để đẩy răng nhô lên. Bé thường xuyên mút tay, gặm đồ vật nên cũng rất dễ bị nhiễm khuẩn đường miệng.

Trẻ bị viêm lợi do mọc răng

Trẻ bị viêm lợi do mọc răng

2.2. Viêm lợi do chế độ vệ sinh không đúng cách

Các bé nhỏ tuổi thường chưa có ý thức vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lười đánh răng, súc miệng, hay ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ,… Nên việc nhiễm khuẩn nướu cũng là điều dễ hiểu.

Trẻ bị sưng nướu răng, phụ huynh nên làm gì để khắc phục và điều trị

2.3. Viêm lợi do sử dụng thuốc

Trong một số trường hợp uống thuốc điều trị suy giảm miễn dịch, thuốc chống động kinh, thuốc hạ huyết áp, … Nếu bé bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các loại thuốc này cũng rất dễ gây ra viêm lợi.

2.4. Viêm lợi do mắc các bệnh lý đặc biệt

Bên cạnh hình ảnh viêm lợi ở trẻ em trên, thực tế, nếu trẻ mắc phải các bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch hoặc bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch thì việc bị viêm lợi sẽ rất có khả năng xảy ra.

3. Dấu hiệu bé bị viêm lợi

Ngoài hình ảnh viêm lợi ở trẻ em trên, hầu hết các bé bị viêm lợi sẽ có những triệu chứng sau:

  • Lợi sưng phồng, đỏ ửng và dễ chảy máu
  • Màu sắc nướu bất thường, quá nhợt nhạt hoặc quá đậm
  • Lợi có thể xuất hiện các mảng đốm trắng
  • Hơi thở khó chịu, có mùi hôi hoặc tanh
  • Lợi bị tụt, lộ chân răng
  • Ngoài ra, trẻ bị viêm lợi và sốt là dấu hiệu thường gặp nhất
Phụ huynh trang bị thêm kiến thức: Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở trẻ sơ sinh

4. Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em và cách điều trị viêm lợi ở trẻ em

Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em dưới 2 tuổi

Cách điều trị viêm lợi ở trẻ em dưới 2 tuổi

4.1. Vệ sinh sạch đường miệng cho bé

Từ những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, nghi nghi ngờ bé đang bị viêm lợi, việc cần làm đầu tiên của cha mẹ là vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé:

  • Đánh răng cho bé 2 lần/1 ngày bằng bàn chải mềm, sạch khuẩn
  • Súc miệng cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên
  • Nhắc nhở hoặc hạn chế cho bé ăn đồ ngọt, bánh kẹo,…

Nếu bé bị viêm lợi nhẹ, chỉ cần vệ sinh vài ngày là bé sẽ tự khỏi viêm lợi.

4.2. Điều trị bằng thuốc và phẫu thuật

Nhưng trong trường hợp bé lâu không khỏi viêm lợi hoặc lợi đã bắt đầu sưng to, chảy máu và lở loét thì nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bằng những phương pháp sau:

  • Lấy cao răng và mảng bám nhằm loại bỏ vi khuẩn có trong khoang miệng
  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại và chống hiện tượng viêm lan ra các khu vực xung quanh
  • Phẫu thuật: khi viêm lợi tiến triển nặng thành viêm nha chu, có thể cần phẫu thuật làm sạch túi, tái tạo mô nha chu cho trẻ, điều này giúp làm giảm tình trạng răng lung lay tụt nướu.
Thứ tự mọc răng chuẩn của trẻ? Những thông tin cần biết trong quá trình trẻ mọc răng

4.3. Trẻ em bị viêm lợi uống thuốc gì?

Qua những hình ảnh viêm lợi ở trẻ em bên trên, nhận thấy bé bị viêm lợi, câu hỏi trẻ em bị viêm lợi uống thuốc gì cũng được nhiều gia đình đặc biệt quan tâm. Khi trẻ bị viêm lợi thường sẽ cần uống một trong những loại thuốc sau: 

Thuốc kháng sinh: nhằm loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa chúng hình thành trong khoang miệng. Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn làm giảm các triệu chứng viêm lợi rất nhanh và hiệu quả.

  • Metronidazole
  • Amoxicillin
  • Minocycline hoặc Doxycycline (kháng sinh nhóm tetracyclin);
  • Clindamycin: dùng khi nhiễm khuẩn nặng;
  • Ciprofloxacin
  • Azithromycin

Thuốc viêm lợi chứa hoạt chất kháng viêm non-steroid: Diclophenac, Meloxicam, Ibuprofen… làm giảm nhanh triệu chứng sưng, đỏ, lở loét ở lợi

Trẻ bị viêm lợi uống thuốc gì?

Trẻ bị viêm lợi uống thuốc gì?

  • Thuốc viêm lợi chứa corticosteroid: Dexamethason, Prednisolon… có khả năng loại bỏ triệu chứng sưng, đỏ, đau nhức nướu răng do tính kháng viêm mạnh.
  • Các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol (acetaminophen), Paracetamol chứa Codein,… giúp giảm triệu chứng đau nhức khi bé bị lở loét, sưng tấy lợi.
  • Thuốc sát khuẩn giúp sát khuẩn khoang miệng, răng, lưỡi và nướu cần sử dụng thường xuyên trong quá trình điều trị viêm lợi.Tiêu biểu như: Chlorhexidine, cetylpyridinium chloride, hexetidine, stannous fluoride… ở dạng dung dịch súc miệng.

Tuy tình trạng viêm lợi ở bé rất phổ biến và đa số là nhẹ nhưng cha mẹ cũng không nên chủ quan. Vì Nha khoa Novodont đã gặp nhiều ca bệnh do bố mẹ tự điều trị tại nhà khiến tình trạng viêm lợi của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy nên khi phát hiện bé có dấu hiệu viêm lợi, cha mẹ nên đưa bé tới Nha khoa Novodont để được đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm điều trị viêm lợi chẩn đoán và đưa ra phương pháp xử lý hiệu quả nhất. 

Trên đây là thông tin về hình ảnh viêm lợi ở trẻ em, hy vọng hữu ích với phụ huynh.

Mọi ý kiến thắc mắc xin vui lòng gửi về page Novodont, hotline 0796.232.333 | 0936.066.655 hoặc nhắn tin tới Fanpage Nha khoa Công nghệ Novodont hoặc để lại thông tin tại Đăng ký tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Novodont sẽ tư vấn, phân tích chi tiết vấn đề và phương pháp điều trị cho bạn.



Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.