8:00 – 20:00

0796.232.333 | 0936.066.655

Quy trình niềng răng cơ bản chuẩn y khoa: Nên tìm hiểu trước khi niềng

5/5

Niềng răng đã trở thành một phương pháp phổ biến để cải thiện vẻ bề ngoài và sức khỏe răng miệng. Đây là một quy trình y tế không phẫu thuật giúp chỉnh hình và sắp xếp lại đúng vị trí của răng. Một trong những lợi ích lớn nhất của niềng răng là cải thiện ngoại hình, làm cho răng thẳng đều, cải thiện chức năng của hàm răng. Bằng cách sắp xếp lại các răng theo đúng vị trí, niềng răng giúp tăng khả năng nhai, hỗ trợ tiêu hóa và tránh các vấn đề liên quan đến răng miệng. 

Quy trình niềng răng chuẩn như thế nào? Niềng răng diễn ra như thế nào và mất bao lâu?

Niềng răng diễn ra như thế nào và mất bao lâu?

Quy trình niềng răng là gì?

Quy trình niềng răng là quá trình phục hình nha khoa để cải thiện về hình dáng và chức năng của răng. Niềng răng không chỉ giúp cải thiện nụ cười mà còn có tác dụng điều chỉnh sự hòa hợp giữa hai hàm răng và giảm nguy cơ các vấn đề về sức khỏe răng miệng trong tương lai. Dưới đây là quy trình niềng răng cho các trường hợp khác nhau. 

1. Quy trình niềng răng hô

1.1 Răng hô là gì?

Răng hô là một tình trạng nha khoa phổ biến thường xảy ra khi răng trên và răng dưới không khớp hoàn toàn với nhau. Khi mắc phải tình trạng răng hô, người bệnh thường nhận thấy miệng nhô ra và không gian khuôn miệng bị biến dạng. 

Hình ảnh bệnh nhân niềng răng hô. Tìm hiểu quy trình niềng răng hô

Hình ảnh bệnh nhân niềng răng hô. Tìm hiểu quy trình niềng răng hô qua thông tin bên dưới.

1.2 Các bước niềng răng hô 

Dưới đây là các bước cụ thể trong quy trình niềng răng hô:

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát

Quá trình niềng răng hô bắt đầu bằng việc thăm khám tổng quát để kiểm tra tình trạng răng miệng và xác định mục tiêu điều trị.

Niềng răng hô nhẹ bao nhiêu tiền? Tham khảo mức giá trung bình khi chỉnh nha hô nhẹ
  • Bước 2: Chụp phim X-quang

Khi đã có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chụp phim X-quang, để đánh giá chính xác vị trí và mối quan hệ giữa các hàm răng, xương hàm và các yếu tố khác trong miệng.

  • Bước 3: Xét nghiệm bệnh lý nền (nếu cần)

Trong trường hợp cần thiết, các xét nghiệm bệnh lý nền sẽ được thực hiện để xác định tình trạng sức khỏe chung và tìm hiểu về bất kỳ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.

  • Bước 4: Tư vấn và lập phác đồ điều trị

Trong quy trình niềng răng hô, sau khi đủ thông tin, bác sĩ tư vấn về tình trạng hiện tại của răng miệng và lập phác đồ điều trị chi tiết. Phác đồ sẽ bao gồm mô tả cụ thể về quá trình niềng răng, thời gian dự kiến và kế hoạch điều trị tổng thể.

  • Bước 5: Làm sạch răng

Trước khi bắt đầu niềng răng, việc làm sạch răng là bước quan trọng. Bác sĩ sẽ loại bỏ các mảng bám và chất bẩn trên bề mặt răng để tạo điều kiện tốt nhất cho việc gắn mắc cài.

  • Bước 6: Lắp khí cụ chỉnh nha và mắc cài hoàn chỉnh

Sau khi làm sạch răng, bác sĩ sẽ lắp các khí cụ chỉnh nha, bao gồm các mắc cài, dây và các phụ kiện khác. Các mắc cài sẽ được gắn trên răng và được kết nối với nhau bằng dây đàn hồi, tạo lực để điều chỉnh vị trí của răng theo đúng phác đồ điều trị.

  • Bước 7: Tái khám định kỳ và tháo mắc cài

2. Quy trình niềng răng móm

2.1 Răng móm là gì?

Răng móm hay còn được gọi là khớp cắn ngược, là hiện tượng khớp răng hàm dưới nằm phía trước răng hàm trên khi hai hàm cắn chặt lại. Tình trạng răng móm gây ra những ảnh hưởng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe chung của người bị. Gương mặt của họ thường không cân đối, nụ cười trở nên thiếu duyên và khả năng nhai và nghiền thức ăn cũng bị ảnh hưởng. 

Tuy nhiên, quy trình niềng răng khớp căn ngược là một giải pháp hiệu quả để khắc phục vấn đề này. Qua quá trình điều chỉnh răng, niềng răng móm giúp khôi phục lại sự cân đối cho gương mặt và cải thiện chức năng nhai.

Hình ảnh niềng răng móm

Hình ảnh niềng răng móm

2.2 Quy trình niềng răng móm

Với niềng răng móm, không chỉ mang lại sự tự tin về ngoại hình mà còn giúp bạn  có một hàm răng khỏe mạnh và hài hòa hơn. Sau đây là quy trình răng móm (hoặc còn gọi là quy trình niềng răng khớp căn ngược):

  • Bước 1: Kiểm tra và đánh giá tình trạng răng

Trong quy trình niềng răng móm, tương tự với tình trạng răng khác, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn bằng mắt thường để xác định tình trạng hiện tại của răng sau đó lập ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

  • Bước 2: Chụp X-Quang

Trong một số trường hợp, các bệnh lý răng miệng có thể không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó, cần sử dụng đến chụp X-quang 3D để xem chi tiết chân răng và chẩn đoán bệnh.

  • Bước 3: Lập kế hoạch điều trị chi tiết

Dựa vào kết quả chụp X-quang và tình trạng sức khỏe hiện tại, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết. Bạn sẽ được tư vấn về phương pháp, công cụ và thời điểm thực hiện điều trị.

  • Bước 4: Lấy con dấu hàm

Sau khi đã xử lý vấn đề răng miệng và đạt được sự ổn định tốt nhất, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm của bạn để tạo ra khay niềng phù hợp với bạn.

  • Bước 5: Bàn giao khay niềng và hướng dẫn

Bác sĩ sẽ giao bộ khay niềng và hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng, vệ sinh khay niềng và cách sử dụng khay niềng cho bạn.

  • Bước 6: Sử dụng khay niềng và tái khám định kỳ

Bạn cần đeo khay niềng theo hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ lịch tái khám định kỳ mà bác sĩ đã chỉ định để hiệu quả của việc niềng răng để tiến triển tốt nhất.

  • Bước 7: Tháo khay niềng và đeo hàm duy trì

Khi đã hoàn thành thời gian đeo khay niềng, bạn có thể tháo khay và đeo hàm duy trì để giữ vị trí mới của răng. Trong giai đoạn này, bạn vẫn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ cho đến khi bác sĩ yêu cầu tháo hàm.

3. Quy trình niềng răng thưa

3.1 Răng thưa là gì?

Răng thưa là tình trạng phổ biến khi khớp cắn bị sai lệch, khiến các răng không chạm vào nhau một cách hoàn toàn trên cung hàm và tạo ra khoảng cách giữa chúng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nhiều trường hợp là do yếu tố bẩm sinh. Nếu răng có kích thước nhỏ hơn so với cung hàm, hoặc cung hàm quá rộng so với răng, các răng sẽ mọc không đúng vị trí, gây ra khoảng trống giữa chúng. 

Hình ảnh niềng răng thưa

Hình ảnh niềng răng thưa

Răng thưa cũng có thể xảy ra khi có răng mọc ngầm. Những răng này không nổi lên như những chiếc răng bình thường, vì vậy các răng tiếp theo không thể mọc vào khoảng trống trên cung hàm, gây ra tình trạng răng thưa.

Giải đáp câu hỏi phổ biến, răng thưa nên niềng răng hay bọc sứ?

3.2 Quy trình niềng răng thưa

  • Bước 1: Kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng

Để xác định nguyên nhân và đánh giá chính xác mức độ lệch hướng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang. Đồng thời, bạn sẽ được các chuyên gia tư vấn về các loại niềng răng phù hợp nhất.

  • Bước 2: Lập kế hoạch điều trị chi tiết cho răng thưa

Sau khi kiểm tra, nếu tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn phù hợp để niềng răng thưa, bác sĩ sẽ xây dựng một kế hoạch điều trị chi tiết cho bạn. Điều này giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và hoàn hảo nhất. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nha khoa nào, nó sẽ được điều trị trước khi niềng răng. Công nghệ hiện đại sẽ được áp dụng để tăng cường hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian niềng răng thưa.

  • Bước 3: Lấy hình chụp X-quang hàm, thiết kế niềng răng

Quy trình niềng răng thưa tương tự với niềng răng móm và hô, sau khi hoàn tất các bước trên, bác sĩ sẽ tiến hành lấy hình chụp X-quang hàm của bạn. Dữ liệu này cùng với kế hoạch điều trị chi tiết sẽ được gửi đến phòng chế tạo. Tại đó, các chuyên gia sử dụng các thiết bị hiện đại nhất để chế tạo bộ niềng răng phù hợp với từng bệnh nhân.

  • Bước 4: Thực hiện niềng răng thưa

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh và khử trùng kỹ lưỡng toàn bộ khoang miệng của bạn. Tùy thuộc vào loại niềng răng bạn chọn, bác sĩ sẽ gắn các mắc cài hoặc đặt khay niềng lên răng của bạn.

  • Bước 5: Kiểm tra tái khám định kỳ

Khi hoàn thành xong quá trình niềng răng, bạn cần phải thường xuyên đến bác sĩ tham khám định kỳ để kiểm tra và điều chỉnh mắc cài hoặc khay niềng. Sau khoảng 12-4 tháng, bạn sẽ được gỡ bỏ niềng răng và thấy kết quả một hàm răng như mong muốn đem lại sự tự tin và nụ cười tỏa sáng.

4. Quy trình niềng răng khấp khểnh

4.1 Răng khấp khểnh là gì?

Răng khấp khểnh là khi răng mọc không đúng vị thường là do không đủ không gian trong hàm răng hoặc do sự lệch lạc về hình dạng và kích thước của răng. Chúng mọc chồng chéo hàm trên và hàm dưới. Một số trường hợp có hàm lồi quá mức và nhô ra.

Tình trạng răng khấp khểnh không chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp của khuôn mặt mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của các vấn đề về răng miệng. Ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng và có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng như viêm, sâu răng. Ngoài ra, những người có răng khấp khểnh thường cảm thấy tự ti khi giao tiếp xã hội.

Hình ảnh bệnh nhân niềng răng khấp khểnh 

Hình ảnh bệnh nhân niềng răng khấp khểnh 

7.2 Các bước niềng răng khấp khểnh

Bước 1: Thăm khám với bác sĩ để biết rõ tình trạng răng, xương, hàm

Niềng răng khấp khểnh, bước đầu tiên bạn cần đến bệnh viện hoặc phòng khám để thăm khám với bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của răng, xương và hàm răng của bạn để xác định vấn đề, đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Bước 2: Lấy dấu hàm để thiết kế mắc cài 

Sau khi bác sĩ đã xác định vấn đề, bạn sẽ được lấy dấu hàm. Quá trình này giúp tạo ra một bản sao chính xác của hàm răng của bạn để thiết kế mắc cài.

Bước 3: Thiết kế mắc cài sao cho phù hợp nhất

Dựa vào bản sao hàm răng, bác sĩ sẽ thiết kế mắc cài sao cho phù hợp nhất với hàm răng và tình trạng của bạn. Quá trình này bao gồm việc tạo hình và chỉnh sửa mắc cài để đảm bảo mắc cài tương đương với cung hàm của bạn.

Bước 4: Tiến hành vệ sinh răng miệng 

Trước khi gắn mắc cài, bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ. Để đảm bảo quá trình niềng răng khấp khểnh diễn ra hiệu quả nhất.

Bước 5: Thực hiện gắn móc cài

Tùy thuộc vào tình trạng của từng trường hợp, sau khi hoàn thành quá trình vệ sinh răng miệng bác sĩ sẽ tiến hành gắn móc cài lên bề mặt ngoài hoặc bên trong của răng bằng keo dán đặc biệt.

Bước 6:  Điều chỉnh dây cung và thực hiện đeo đai hình dạng

Sau khi kiểm tra xem tất cả các móc cài đã được gắn ở vị trí chính xác, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung để kết nối chúng với nhau. Đồng thời, đeo đai hình dạng vào quanh răng.

Bước 7: Tái khám và thay dây đai hình dạng

Bác sĩ nha khoa sẽ lên lịch tái khám cho bạn để kiểm tra và điều chỉnh các dây cung và đai hình dạng. Khi răng đã đạt được vị trí ổn định, bác sĩ sẽ gỡ bỏ các thiết bị chỉnh nha và sử dụng đai duy trì trong khoảng 6 tháng tiếp theo.

Niềng răng mất bao lâu?

Trên thực tế thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như mức độ nặng nhẹ của tình trạng răng, loại bộ cài niềng răng được sử dụng, tay nghề và trình độ chuyên môn của bác sĩ nha khoa.

Nếu bạn có vấn đề như răng bị móm, răng hô, hoặc răng mọc thưa, thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn so với những trường hợp đơn giản. 

Còn mà bạn gặp phải tình trạng răng khớp cắn thưa, răng khấp khểnh hoặc răng khớp cắn ngược, thì việc điều chỉnh và di chuyển răng sẽ mất nhiều thời gian khá dài.

Tìm hiểu thêm: Thời gian trung bình để kéo cụm 4 răng cửa là bao lâu?

Do đó, không có một thời gian cố định cho việc niềng răng. Thời gian điều trị sẽ được định rõ sau khi bạn tham khảo và tư vấn với chuyên gia nha khoa, dựa trên tình trạng răng của bạn và những yếu tố cá nhân khác. Quan trọng nhất là bạn nên tuân thủ lịch trình và chăm sóc răng miệng đúng cách để đạt được kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn.

Để thăm khám tình trạng sức khỏe răng miệng, nhận tư vấn chi tiết, lộ trình điều trị cá nhân hóa bệnh lý răng miệng, bạn liên hệ Nha khoa Novodont qua hotline 0796.232.333 | 0936.066.65 5 hoặc Fanpage Nha khoa Công nghệ Novodont hoặc điền form bên dưới để Đăng ký tư vấn nhé. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại Novodont sẽ tư vấn, phân tích chi tiết vấn đề và phương pháp điều trị cho bạn.

Bác sĩ CK2

Nguyễn Văn Đoàn

Giám đốc Chuyên môn tại Nha khoa Novodont

DỊCH VỤ CỦA CHÚNG TÔI

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xu hướng đọc

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.